Giao mùa là thời điểm phát sinh nhiều bệnh lý tai mũi họng ở trẻ nhỏ đặc biệt trong có phải kể đến bệnh viêm tai giữa, khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa đúng cách qua bài viết sau đây:
Tại sao trẻ bị viêm tai giữa?
Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh nhiễm trùng ở tai. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng đặc biệt là trẻ nhỏ do các nguyên nhân sau:
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
Trẻ có cấu trúc tai chưa hoàn chỉnh. Tai trong của trẻ sẽ được kết nối với mặt sau của cổ họng thông qua ống thính giác. Bình thường ống thính giác mở cho phép chất lỏng và tạp chất thoát ra ngoài. Khi ống này bị đóng, các chất thải không thoát được và dẫn đến vi khuẩn sẽ kẹt lại bên trong tai, gây nhiễm trùng. Ống thính giác ở bé ngắn hơn người lớn nên dễ bị tắc.
Biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng như: viêm họng, viêm VA, viêm amidan, viêm xoang...
Hướng dẫn cách vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ
Vậy có những cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa nào? Đặc biệt là cách vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ em? Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ nên biết.
- Vệ sinh viêm tai giữa cho trẻ
Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ nên vệ sinh tai cho trẻ sạch sẽ. Cách vệ sinh tai cho trẻ bị viêm tai giữa đó là sử dụng khăn mềm lau xung quanh vành tai cho trẻ. Xoắn nhẹ góc khăn và lau nhẹ nhàng vào ống tai ngoài. Không nên cố gắng ngoáy sâu vào bên trong tai của trẻ.
Cha mẹ có thể dùng cách rửa tai cho trẻ bị viêm tai giữa bằng nước muối sinh lý: Cách rửa tai cho trẻ bị viêm tai giữa được làm như sau: Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào tai trẻ rồi đặt trẻ nằm nghiêng cho dịch chảy ra. Hoặc để tăm bông nhẹ nhàng ở ống tai ngoài để thấm hút dịch chảy ra.
Chỉ sử dụng thuốc tai cho trẻ theo chỉ định của bác sỹ.
- Vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ
Cho trẻ súc họng, nhỏ mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Vì giữa mũi họng và tai có ống thông với nhau nên vi khuẩn vùng mũi họng có thể qua đó mà lây lan sang vùng tai.
Khi dùng dụng cụ hút mũi nên nhẹ nhàng và không lạm dụng nhiều. Tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và tay người chăm sóc sau mỗi lần hút mũi cho trẻ.
Để phòng bệnh viêm tai giữa, cha mẹ nên lưu ý:
– Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: khói thuốc lá, không khí ô nhiễm. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi. Sử dụng điều hòa đúng cách.
– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú tới 2 năm tuổi. Dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ và đúng cách. Không để trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì.
– Tiêm chủng vacxin phòng cúm và phế cầu cho trẻ.
– Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở mũi họng để tránh lây bệnh sang vùng tai.
– Khi đang bị viêm nhiễm vùng tai, không nên cho trẻ đi bơi hoặc tiếp xúc với nguồn nước bẩn.
Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích trong việc vệ sinh tai cho trẻ đúng cách.
#viêm_tai_giữa #khoataimuihong #bệnh_viện_an_việt #1E_Trường_Chinh_Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét