Bệnh viêm tai giữa xảy ra phổ biến ở trẻ, Bệnh không đe dọa nhiều đến sức khỏe của trẻ, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy chữa viêm tai giữa ở trẻ em bằng cách nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây
Bệnh viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa xuất hiện viêm và nhiễm trùng ở phía sau màng nhĩ gọi là phần tai giữa, bệnh được xếp vào nhóm bệnh đường hô hấp trên.
Bệnh viêm tai giữa do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ gây nên. Bệnh thường xuất hiện sau viêm họng . Khi trẻ em bị viêm tai giữa, phần tai giữa sẽ có nhiều mủ, gây đau đớn cho bé.
Điều nguy hiểm là viêm tai giữa cấp ở trẻ nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ gây thủng màng nhĩ, làm ảnh hửơng đến sức nghe của trẻ và dẫn đến rối loạn ngôn ngữ. Nếu không điều trị triệt để bệnh có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng sọ não rất nguy hiểm như viêm màng não, áp se não, viêm tắc tĩnh mạch.
Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em như thế nào?
Việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhất thiết phải do các bác sĩ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng tiến hành. Tùy theo giai đoạn của bệnh mà có cách điều trị khác nhau.
Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ[/caption]
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh và đưa ra cách chữa cho từng trường hợp. Đa số trong đó sẽ là điều trị tại nhà:
- Điều trị bằng thuốc giảm đau khi bệnh ở dạng nhẹ kèm theo thuốc nhỏ tai.
- Điều trị bằng kháng sinh: Đối với trẻ sốt từ 39 độ trở nên, đau nặng đầu, ống tai có nhiều chất lỏng và tình trạng không thay đổi sau 48h.
-Đối với nhiễm trùng tai không biến chứng trẻ 6 tháng đến 2 tuổi thường điều trị bằng kháng sinh trong 10 ngày, trẻ trên 2 tuổi điều trị trong 5 ngày.
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tất cả các chẩn đoán và thuốc sử dụng phải được bác sĩ chỉ định, không tự ý mua thuốc điều trị cho con.
- Điều trị bằng phẫu thuật: với kỹ thuật nội soi các bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi điện tử để chích một lỗ nhỏ ở màng nhĩ và đặt vào đó một ống thông nhỏ, ống thông có thể xuyên qua màng nhĩ nhằm hút sạch dịch nhầy trong màng nhĩ ra ngoài và lưu tống thông khí để dịch có thể tự chảy ra ngoài.
-Trường hợp tai chảy mủ, ngoài việc dùng thuốc, các bà mẹ cũng có thể tự làm khô tai cho trẻ bằng giấy như sau:
+ Gấp và cuộn tờ giấy thấm hoặc mảnh vải bông sạch lại thành sâu kèn (không dùng tăm bông, tăm que hoặc giấy viết vì cứng, chạm vào thành tai gây đau tai).
+ Đặt sâu kèn vào tai trẻ cho đến khi thấm ướt mủ, lấy sâu kèn ra và đặt tiếp một sâu kèn mới khác, làm như vậy cho đến khi tai khô. Ngày thay 3 - 4 lần. Thường phải làm 1 - 2 tuần tai mới khô hẳn.
Để phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ, người lớn phải giữ gìn vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bé sạch sẽ, hạn chế tối đa trẻ bị viêm mũi họng. Khi trẻ nôn trớ, không nên đặt trẻ nằm đầu thấp vì chất nôn dễ tràn vào tai giữa. Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu quá, nước sẽ chảy vào tai giữa, gây viêm. Nếu trẻ bị viêm mũi họng và viêm VA thì phải điều trị dứt điểm, đúng cách vì đó là nguyên nhân gây viêm tai giữa.
Trên đây cách điều trị viêm tai giữa mà các bà mẹ nên biết để có kiến thức bảo vệ trẻ khỏi bệnh. Hi vọng bài viết này sẽ giúp cha mẹ chăm sóc cho bé được tốt hơn nhất là với đôi tai của trẻ. Chúc các mẹ và các bé luôn mạnh khỏe!
#viêm_tai_giữa #khoataimuihong #bệnh_viện_an_việt #1E_Trường_Chinh_Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét