Theo chuyên gia nhiều trường hợp trẻ bị viêm mũi họng liên miên không khỏi mà nguyên nhân đơn giản nằm ngay trong phòng ngủ của nhiều gia đình.
Bé Hoàng Gia H. 17 tháng tuổi, Đống Đa, Hà Nội thường xuyên bị viêm mũi dị ứng. Mẹ của bé cho biết tháng nào cháu cũng bị viêm mũi dị ứng. Ban đầu chỉ là thở bằng miệng, hắt hơi, chảy nước mũi. Mặc dù gia đình Gia H. luôn giữ gìn bé rất cẩn trọng. Mỗi lần ra ngoài bé đều đeo khẩu trang và ít tiếp xúc nơi đông người nhưng cũng vẫn bị viêm mũi dị ứng đeo đuổi.
Gần đây nhất bé phải đi khám bệnh vì viêm mũi dị ứng lâu khỏi nên mẹ bé đã mua tinh dầu tỏi về nhỏ vào mũi con với mong muốn có thể giúp bé trị dứt viêm mũi dị ứng.
Kết quả, niêm mạc mũi của bé bị bỏng đỏ, đau rát. Mỗi lần mẹ đưa tay lên mũi là bé khóc không cho ai động vào mũi. Cánh mũi đỏ phù nề. Bác sĩ nội soi mũi họng cho biết bé bị viêm mũi cấp, xuất huyết niêm mạc mũi.
Tìm hiểu ra nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng, cả gia đình bé giật mình vì những tác nhân chính trong nhà đó là phòng ngủ của gia đình ở tầng 2, không có ánh sáng vào nhà vì lúc nào cũng kéo rèm và rèm cửa mấy năm rồi gia đình chưa tháo giặt. Cả nhà bé trong ngõ sâu ở Khâm Thiên nên ánh nắng vào phòng trở thành điều xa xỉ nhất.
Bác sĩ yêu cầu gia đình vệ sinh phòng ngủ, tránh bụi bẩn nấm mốc. Sau 3 tháng vệ sinh sạch sẽ, hong giặt rèm, chăn ga tình trạng viêm mũi dị ứng của bé đã không còn.
PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện An Việt chia sẻ bà thường xuyên gặp các trường hợp như bé Gia H. trên. Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng bị viêm mũi dị ứng thường xuyên chảy nước mũi, ngạt mũi, thở bằng miệng mà không tìm tác nhân. Đến khi gặp bác sĩ được chỉ ra thủ phạm chính là những yếu tố dị nguyên từ bên ngoài như hạt bụi, nấm mốc, lông chó mèo thì những dị nguyên này có thể ở ngay trong chính căn nhà mình.
Nhiều người cho rằng không đi ra ngoài đường nhiều tại sao vẫn bị viêm mũi dị ứng mặc dù không phải do tác nhân thời tiết. PGS An chia sẻ có trường hợp cả gia đình đều thường xuyên bị viêm mũi dị ứng đến khi bác sĩ test tại gia để tìm kháng nguyên dị ứng thì rất nhiều tác nhân gây ra bệnh.
Nếu không điều trị triệt để bệnh có thể tiến triển thành viêm hô hấp mãn tính rất nguy hiểm cho sức khỏe của mọi người. Đặc biệt Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá, bệnh hô hấp mạn tính có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 3 (chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư). Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh.
Mạt bụi nhà là một loại vi sinh vật rất nhỏ bé, chỉ khoảng 0,3mm; sống ở các loại đồ đạc trong nhà, giường, gối, chăn, thảm trải nhà;… ăn những mảnh vụn chất hữu cơ như thực phẩm mốc, vảy da, mảnh gàu da đầu,… Phân và xác của mạt bụi nhà là tác nhân gây dị ứng cho con người.
Trong điều kiện khí hậu bình thường mạt bụi nhà có thể phát triển quanh năm ở trong nhà nhưng nhiều nhất là ở giường chiếu, thảm trải nhà, đồ vải và các đồ đạc bám bụi bẩn; các kho chứa hàng hóa, các loại ngũ cốc, cỏ khô, thức ăn của động vật… Một con mạt nhà có thể thải ra 20 hạt phân mỗi ngày. Phân và xác của nó chính là nguyên nhân gây ra dị ứng. Phân của mạt nhà rất nhỏ và nhẹ, bay lơ lửng trong không khí, nên con người dễ dàng hít phải gây ra các phản ứng dị ứng.
Ở người bị dị ứng với mạt bụi nhà, cơ thể sẽ phản ứng khi hít phải những chất này. Hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể IgE để chống lại, dẫn đến giải phóng histamin gây phù nề niêm mạc ở phổi, mũi, xoang và mắt.
Bệnh viện Đa khoa An Việt là địa chỉ khám, điều trị uy tín các bệnh lý tai mũi họng với đội ngũ bác sĩ nổi tiếng như PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, Nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng Trẻ em của Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Hoa, Ths. Vũ Toàn Mạnh, Ths. Huyền Trang…
Để đặt lịch thăm khám hay được tư vấn từ Bệnh viện An Việt, bạn hãy gọi tới 1900 2838.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét