Nhiều người thường lầm tưởng bệnh amidan là bệnh lý đơn giản có thể tự khỏi. Tuy nhiên trên thực tế nếu không được điều trị kịp thời viêm amidan có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
1. Bệnh amidan là gì?
Amidan nằm ở phía sau của cổ họng nơi được cho là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở. Chức năng của amidan là ngăn chặn sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn đối với cơ thể. Đồng thời amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm trùng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus làm cho amidan bị sưng lên, làm xuất hiện bệnh viêm amidan. Bệnh này được chia làm 2 cấp độ chính là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính.
Bệnh amidan rất thường gặp ở cả trẻ em và người lớn
+ Viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính sẽ xảy ra khi 2 khối amidan bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Lúc này amidan sưng đỏ gây cảm giác đau đớn vô cùng khó chịu. Thông thường trường hợp này thường xảy ra ở trẻ em.
+ Viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính là viêm amidan thường xuyên, bị viêm đi viêm lại nhiều lần. Bệnh viêm amidan mãn tính chính là hậu quả của việc viêm amidan cấp tính tái phát nhiều lần hoặc hố amidan không lưu thông được tích tụ vi khuẩn tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển dẫn đến gây tổn thương amidan nghiêm trọng gây ra tình trạng mãn tính
Bạn đọc quan tâm: bị quai bị rồi có bị lại nữa không Chuyên gia giải đáp?
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan
Viêm amidan có biểu hiện rất dễ nhận bết với những bệnh khác và triệu chứng của các cấp độ lại khác nhau
+ Viêm amidan mãn tính:
- Hơi thở có mùi hôi, hay sốt vặt, ngây ngấy sốt lúc chiều, thể trạng cơ thể yếu.
- Thường ho khan từng cơn (nhiều nhất vào sáng khi ngủ dậy), đau rát họng và nuốt khó.
- Quan sát sẽ thấy hai amidan nhỏ, bề mặt gồ ghề, lỗ chỗ chằng chịt nhưng xơ trắng. Ngoài ra thì trụ trước, trụ sau dày và đỏ sẫm, khi ấn vào amidan có thể thấy mủ chảy ra từ các hốc.
- Amidan sưng to, niêm mạc đỏ nhẹ, trụ trước đỏ sẫm, có mủ trắng trong các hốc.
+ Viêm amidan cấp tính:
- Amidan cấp tính thường sưng đỏ, niêm mạc họng đỏ rực, xuất hiện kèm theo nghẹt mũi, chảy nước mũi.
- Sốt cao đột ngột, cơ thể mệt mỏi nhức đầu, chán ăn
- Cảm giác nuốt bị vướng ở cổ, rát họng thi thoảng đau nhói bên tai
- Khó thở và khi ngủ thì ngáy to.
Bạn đọc quan tâm: cách chữa bệnh amidan mãn tính hiệu quả nhất hiện nay?
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan
- Bị viêm nhiễm: Khi thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh… các loại vi khuẩn và virus sẽ có cơ hội để phát triển và gây bệnh.
- Do vị trí và cấu trúc amidan: Amidan vốn nằm ở vị trí giao giữa đường thở và đường ăn cộng thêm cấu trúc khe hốc nên amidan chính là nơi trú ngục của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
- Do tạng bạch huyết: Thường xảy ra ở trẻ nhỏ và một số trường hợp người bệnh có hạch ở vùng cổ hoặc giữa họng cùng với các tổ chức bạch huyết xung quanh gây nên viêm amidan.
- Vệ sinh răng miệng chưa tốt: Nếu thực hiện vệ sinh răng miệng không đúng cách, không khoa học sẽ gây nên những chứng bệnh trong đó có viêm amidan.
4. Những cách phòng bệnh viêm amidan
Để không mắc phải bệnh viêm amidan bạn cần tuân thủ một số biện pháp sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Hàng này bạn nên vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý để loại bỏ những mảng bám trên răng. Đồng thời nên kiểm tra răng miệng định kỳ
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể: Ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp bổ sung các loại vitamin tốt cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng.
- Từ bỏ thói quen xấu: để không mắc bệnh viêm amidan bạn nên từ bỏ một số thói quen xấu như hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng các chất cay nóng, nước uống có ga, nước đá..
- Bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây hại như khói bụi, ảnh hưởng của thời tiết.
5. Cách chữa bệnh viêm amidan dứt điểm
+ Điều trị bằng viêm amidan Tây y
Nội khoa: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm, sát khuẩn…
Ngoại khoa: Chỉ định cắt bỏ amidan
+ Điều trị bằng viêm amidan bằng Đông Y
Phương pháp này đang được bệnh nhân sử dụng rộng rãi. Việc điều trị bằng đông y giúp tăng cường thể trạng, sức đề kháng của cơ thể một cách tự nhiên, phòng chống bệnh tái phát và vô cùng an toàn cho gan, thận và dạ dày. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.
Thuốc nam
Nếu điều trị bằng thuốc nam người bệnh cần kiên trì thực hiện mới mang lại hiệu quả. Tuy nhiên với những trường hợp viêm amidan mãn tính việc điều trị bằng thuốc nam sẽ khó mang lại hiệu quả như mong muốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét