Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Giải đáp thắc mắc khi nào nên trám răng

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết khi nào nên hàn răng một cách cụ thể. Một hàm răng bị khuyết thiếu vì hình thể không những gây khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống mà còn ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ, đôi khi khiến bạn tự ti trong giao tiếp. Hàn răng hay còn gọi là trám răng chính là một phương cách khá đơn giản giúp bạn lấy lại vẻ đẹp tự nhiên cho hàm răng mà lại cực kỳ an toàn và tiết kiệm.

Hàn răng chính là biện pháp dùng các chất liệu trám nhân tạo để khôi phục lại hình dáng cũng như chức năng của răng. Đối với các trường hợp răng bị sâu hay mòn răng thì đây là một trong những giải pháp hàng đầu giúp duy trì hàm răng thật với yếu tố thẩm mỹ cao. Thao tác hàn răng đơn giản, không ê nhức nhiều cũng như mức chi phí hợp lý là những ưu điểm nổi bật mà hàn trám răng mang lại.

Khi nào nên hàn răng?

Có 4 trường hợp sau đây cho bạn biết khi nào nên hàn răng để đảm bảo chức năng nhai cũng như yếu tố thẩm mỹ:

1. Hàn răng khi bị sâu răng

Sâu răng là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh nha khoa, là hiện tượng mất tổ chức cứng của răng do acid hình thành dưới tác động của vi khuẩn và carbonhydrate, sự mất mô răng này làm cho cơ thể không thể tự hồi phục vùng khuyết trên thân răng, khi lỗ sâu ở giai đoạn nhỏ gây những phiền phức về việc lưu giữ thức ăn gây mùi hôi, đôi khi có cảm giác buốt khi ăn nhai, tiếp tục tiến triển lỗ sâu sẽ gây thủng vào tủy răng và mang vi khuẩn từ môi trường miệng tấn công gây nhiễm trùng tủy răng hay còn gọi là viêm tủy răng cấp, gây ra những cơn đau liên tục và làm mất sự sống của răng.
Sâu răng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và học tập của người bệnh. Khi sâu răng ta phải hàn răng vì dùng vật liệu hàn để bịt kín lỗ sâu răng, ngăn không cho vi khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ, hoá chất tấn công, huỷ hoại tuỷ răng.

>>> xem thêm: hai răng cửa bị hở

2. Hàn răng khi bị chấn thương răng

Chấn thương, va đập chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho hình thể của răng bị tác động. Một khi răng bị vỡ, mẻ mà không được điều trị kịp thời không những gây khó khăn cho ăn nhai, ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến cho nền răng yếu đi và dễ chịu tác động bên ngoài như lực nhai hay vi khuẩn có hại. Đối với các tình huống tai nạn khiến cho răng gẫy hoặc vỡ thì hàn răng được nha sỹ sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai cũng như tính thẩm mỹ của răng.

3. Hàn răng khi mòn răng

Khi chăm sóc răng miệng không đúng cách như đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, khiến cho lớp men răng ở bề mặt cũng như cổ răng bị hao mòn đáng kể, lộ lớp ngà răng, khiến người bệnh rất nhạy cảm khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh. Khi đó, nha sỹ có thể hàn bịt vết mòn bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng mà chủ yếu là composite, giúp bảo vệ lớp ngà răng, làm giảm cảm giác ê buốt cho người bệnh khi ăn nhai.

4. Do nhu cầu thẩm mỹ

Khi răng cửa có màu vàng, xỉn màu gây mất thẩm mỹ hoặc răng bị mòn men gây ê buốt thì chất hàn răng có tác dụng tạo một lớp bao bọc bề mặt răng, làm cho răng trở nên trắng hơn cũng như hạn chế tình trạng lộ ngà gây ê buốt đến mức tối đa. Tuy nhiên, hàn răng với composite có hạn chế là có độ bền không cao do khả năng bám dính kém, dễ bị bong bật khi ăn nhai. Do đó, bạn cần phải hàn trám lại khá nhiều lần nếu như sử dụng phương pháp này.

Hàn trám răng ở đâu tốt?

Nha Khoa Hoàn Mỹ – nha khoa duy nhất tại Việt Nam hợp tác độc quyền với bệnh viên Răng Hàm Mặt Forsyth Hoa Kỳ là địa chỉ tin cậy về thẩm mỹ răng an toàn. Hoàn Mỹ cũng là địa chỉ nha khoa đầu tiên tại Hà Nội hiện nay ứng dụng công nghệ Laser Tech mới nhất của Hoa Kỳ vào trám răng cho khách hàng. Công nghệ mới giúp hạn chế tối đa tình trạng long chân bám bằng cách tạo ra các chân bám cố định trên thân răng, nhờ đó mà độ bám dính của vết trám cũng tốt hơn.

>>> xem thêm: làm thế nào để hết ê buốt răng

Được thực hiện bởi các nha sỹ hàng đầu, đào tạo bài bản tại Pháp và Hoa Kỳ, thao tác điêu luyện, nhẹ nhàng, chính xác, vết trám của bạn sẽ có độ bền chắc tối đa, hạn chế tình trạng bong bật cũng như không xâm lấn nhiều đến cấu trúc của răng hay xương hàm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét