Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Cách chữa tụt lợi không đau mà hiệu quả

Cháu chào bác sĩ nha khoa Hoàn Mỹ !

Cháu năm nay 22 tuổi nhưng cháu bị tụt lợi được một thời gian rồi, vị trí là 2 răng hàm dưới gần với răng cửa. Nếu không để ý thì không thấy rõ lắm, nhưng khi cháu cười thả ga thì nó sẽ bị lộ và người ngoài có thể nhìn thấy được sự bất thường do chân răng ở chỗ tụt lợi nó dài hơn hẳn chân răng của các răng còn lại trên hàm. Hiện tại cháu có tới khám bác sĩ rồi và bác sĩ bảo cháu nếu muốn chữa triệt để phải làm phẫu thuật. Mà cháu rất sợ đau, hơn nữa nếu làm phẫu thuật sẽ rất tốn kém. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi có cách chữa tụt lợi không đau mà hiệu qủa không ạ ?. Cháu xin cám ơn ạ.

>> bị tụt lợi có chữa được không

Kim Hiền ( Gò Vấp -Tp. HCM )

Trả lời.

Nha khoa Hoàn Mỹ chào bạn Kim Hiền. Rất cám ơn bạn đã quan tâm tin tưởng và gửi chia sẻ về với chúng tôi. Tình trạng của bạn theo như những lời miêu tả trong câu hỏi thì bạn đang bị tụt nướu. Nhưng bạn không nói rõ ràng mức độ nặng hay nhẹ nên chúng tôi chỉ có thể đưa ra một số cách chữa tụt lợi không đau mà hiệu quả, lại đơn giản sau để giúp bạn khắc phục cũng như hạn chế được tình trạng tụt lợi nặng lên. Còn muốn chữa dứt điểm thì bạn cần tới nha khoa để các bác sĩ chuyên khao của chúng tôi xác định tình trạng, mức độ bệnh tụt lợi của bạn thì mới có thể đưa ra một cách điều trị chắc chăn được.

Một số cách chữa tụt lợi không đau mà hiệu quả.

   Cách vệ sinh răng miệng

Bạn vẫn vệ sinh răng miệng và chăm sóc răng miệng bình thường như trước nhưng cần phải chú ý một số điều sau : Chải răng đều, nhẹ nhàng, và đúng cách, đúng kỹ thuật để không làm ảnh hưởng tới khu vực bị tụt lợi và nhanh bong mảng bám trên răng. Cũng không nên quá vội vàng, chải răng quá mạnh vì như thế nó sẽ làm mòn chân răng và mòn men răng. Nên lựa chọn loại bàn chải có lông mền và có đầu tròn để chải răng, tránh gây tổn thương cho nướu.

Phải lựa chọn kem đánh răng có chứa nhiều thành phần fluor và canxi để giúp bồi đắp fluor và canxi cho răng và men răng giúp răng chắc khỏe. Bạn cũng nên lưu ý trong lựa chọn nước súc miệng, nên lựa chọn sử dụng nước súc miệng có nhiều thành phần chlorhexidine (0,12%), sodium fluoride (0,2%), potassium nitrate (3%), vì các thành phần này có tác dụng giảm ê buốt.

Chải răng đều đặn ít nhất 2 lần trong ngày và nên chải răng và súc miệng sau mỗi bữa ăn để tránh vụn thức ăn bị dính lại trên các kẽ răng nhất là vùng răng bị tụt lợi.

♦   Chú ý vấn đề dinh dưỡng

Nên hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều axit, các loại trái cây hoặc nước uống có nhiều vitamin C, độ chua quá cao. Vì nó sẽ gây mòn răng và kích thích răng tạo ra những cơn đau ê buốt. Các loại thức ăn đồ uống quá nóng và quá lạnh cũng cần phải hạn chế lại. Bổ sung cho danh sách dinh dưỡng hàng ngày của mình bằng nhiều thực phẩm có lợi cho răng miệng và tốt cho sức khỏe.

♦   Khám sức khỏe răng miệng định kỳ

Việc bạn cần phải thường xuyên thực hiện trong khi đang mắc các vấn đề bệnh lý liên quan tới sức khỏe răng miệng là cần phải đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Để bác sĩ theo dõi tình trạng, mức độ bệnh và có cách khắc phục kịp thời.

>>> tham khảo: cao răng là gì

Đây là một số cách chữa tụt lợi không đau mà hiệu qủa bạn có thể thực hiện trước khi có điều kiện điều trị dứt điểm. Nhưng bác sĩ chuyên khao khuyên bạn nên điều trị triệt để tình trạng tụt lợi càng sớm càng tốt. Nếu để lâu dài nó sẽ gây ra những ảnh hưởng về sức khỏe cho chính mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét