Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2019

Nguyên nhân gây hơi thở có mùi?

Hơi thở có mùi khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp, gây ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày của bạn. Vậy hơi thở có mùi có nguy hiểm không? Làm cách nào để khắc phục tình trạng? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây:

Những nguyên nhân khiến hơi thở có mùi?

- Chăm sóc răng miệng kém
Chăm sóc răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng. Khi thức ăn bị mắc kẹt giữa những kẽ răng mà không được làm sạch, vi khuẩn sẽ phát triển và tạo nên mùi hôi, thậm chí giống như trứng thối hoặc tệ hơn nữa.
Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Đừng quên làm sạch lưỡi.
Nước súc miệng và kẹo cao su chỉ tạm thời che đi mùi hôi thối, vì không làm giảm vi khuẩn trong kẽ răng.
- Khô miệng cũng có thể là thủ phạm gây ra hôi miệng
Lượng nước bọt tiết ra đủ sẽ làm sạch răng và các mô, và nó cần thiết để giữ miệng khỏe mạnh và cân bằng các chất có trong khoang miệng. Một phản ứng phụ thông thường của việc uống nhiều dược phẩm là lượng nước bọt tiết ra bị giảm, dẫn đến khô miệng (cũng còn được gọi là chứng khô miệng) và làm tăng mùi hôi miệng. Khô miệng có thể cũng có thể do rối loạn liên quan đến tuyến nước bọt hoặc do hít thở liên tục qua đường miệng.
- Hút thuốc lá cũng làm giảm lượng nước bọt. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng từ đó gây ra chứng hôi miệng.
- Mắc một số bệnh như viêm họng, http://khoataimuihongnhi.com/benh-viem-amidan/ hoặc những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác
>>> Tìm hiểu thêm bệnh viêm amidan có nguy hiểm không tại đây

Cách điều trị bệnh hôi miệng hiệu quả

Thăm khám và xác định nguyên nhân gây hôi miệng
Để điều trị hôi miệng tận gốc, bạn cần xác định được nguyên nhân gây hôi miệng là gì. Nếu nguyên nhân do cao răng, mảng bám hay các bệnh lý nha khoa, bạn cần thăm khám định kỳ, lấy cao răng 6 tháng/lần để răng miệng luôn khỏe mạnh, ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn, loại bỏ hoàn toàn hơi thở khó chịu.
Súc miệng bằng nước muối
Muối ngoài việc cung cấp khoáng chất cho cơ thể còn là chất sát trùng hiệu quả. Những người bị hôi miệng do các vấn đề răng – miệng có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng sau mỗi bữa ăn.
Ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C
Vitamin C có tác dụng kháng khuẩn, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn trong vòm miệng. Các loại hoa quả chứa vitamin C giúp gia tăng quá trình tiết nước bọt, giúp ngăn khô miệng.
Vitamin C có nhiều trong kiwi, cam, bưởi, chanh, dâu tây, việt quất. Ngoài ra, người bị hôi miệng còn có thể nhai vỏ chanh đã rửa sạch 1 – 2 lần/ ngày để hơi thở luôn thơm mát.
Vệ sinh miệng bằng chè xanh
Chất chống Oxy hoá có trong chè có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng 1 ít lá chè (trà) xanh đã rửa sạch đem ngâm trong nước nóng, đợi cho còn ấm rồi súc miệng hoặc nhai trực tiếp lá chè xanh để vệ sinh răng miệng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét