Thưa bác sỹ! Bác sỹ có thể tư vấn giúp tôi có nên trồng răng hàm không và nếu trồng răng hàm thì dùng phương pháp nào thì đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai không ạ?
Chào bạn Hương Quỳnh!
Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi đến bạn lời cảm ơn chân thành nhất vì đã tin tưởng và chia sẻ thắc mắc cho chúng tôi. Băn khoăn của bạn về việc có nên trồng răng hàm hay không sẽ được chúng tôi giải đáp như sau:
1. Có nên trồng răng hàm không?
Răng hàm số 7 là chiếc răng quan trọng nhất đảm nhiệm chức năng ăn nhai. Khi bị mất đi thì chắc chắn hoạt động này sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, kéo theo đó là tình trạng sức khỏe cũng bị giảm sút đi. Bên cạnh đó, vì không được lấp đầy nên vùng xương hàm tại vị trí mất răng sẽ không chịu lực tác động của quá trình ăn nhai, lâu ngày, sẽ dần tiêu biến.
>> tham khảo: Mất răng lâu năm
Hiện tượng tiêu xương này sẽ khiến người bệnh trông già đi khá nhiều so với tuổi thật. Không những thế, các răng bên cạnh không có chỗ dựa cũng sẽ bị xô lệch, đổ nghiêng, khiến hàm răng trở nên kém thẩm mỹ, lung lay và gãy rụng.
Chính vì thế, trong trường hợp này không còn là có nên trồng răng hàm không mà đây là việc bắt buộc cần phải làm sau khi bị mất răng.
2. Phương pháp trồng răng hàm nào tốt nhất?
Hiện nay, có ba phương pháp phổ biến nhất thường được áp dụng là làm hàm giả tháo lắp, làm cầu răng và cấy ghép Implant. Vậy có nên trồng răng hàm không với các phương pháp này? Hãy cùng xem phân tích dưới đây:
– Có nên trồng răng hàm không với hàm tháo lắp?
– Hàm tháo lắp thì thường được chế tạo với các vật liệu bằng nhựa hoặc sứ. Đúng như tên gọi của nó, phương pháp này không đặt cố định trên cung hàm mà bạn có thể tháo ra lắp vào dễ dàng và rất thuận tiện. Tuy vậy, phương pháp này không đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và thường chỉ được áp dụng cho những người lớn tuổi. Bạn mới 28 tuổi thì không nên lựa chọn cách này.
– Có nên trồng răng hàm không với cầu răng sứ?
– Làm cầu răng sứ: Đây là phương pháp sử dụng hai chiếc răng bên cạnh khu vực mất răng để làm trụ. Khi đó, nha sỹ sẽ mài cùi răng thật sao cho hợp lý để có thể chụp được mão sứ lên trên mà không bị xấm lấn quá nhiều. Theo đó, nhịp răng ở giữa hai chụp mão sứ sẽ là chiếc răng thay thế răng bị mất, có hình dạng nguyên khối, như một chiếc răng thật.
>> tham khảo: giá răng sứ implant
Phương pháp này thường áp dụng cho trường hợp mất từ 3 răng trở lên. Bạn chỉ mất 1 chiếc răng, do đó, cũng không nên lựa chọn cách này. Thêm nữa là tuy kỹ thuật mài cùi răng ngày càng được cải tiến nhưng ít nhiều cũng làm tổn thương đến răng, đòi hỏi răng làm trụ phải thật khỏe mạnh mới có thể đảm nhiệm chức năng này.
– Có nên trồng răng hàm không với cấy ghép Implant?
Phục hình với cách thức cắm trụ Implant vào xương hàm để làm chân răng và chụp mão sứ lên trên. Đây là phương pháp tối ưu nhất cho trường hợp của bạn.
Lý do thứ nhất là vì răng được phục hồi và tồn tại độc lập, không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Lý do thứ hai cũng là đặc điểm nổi bật nhất của cách này. Đó là việc cấy răng Implant trực tiếp vào xương hàm sẽ giúp thay thế chân răng thật hoàn hảo, ngăn ngừa tình trạng tiêu xương mà các phương pháp trên không làm được vì chỉ phục hình phía bên trên.
Nha khoa Kim hiện đang áp dụng thực hiện phục hình răng giả bằng cả 3 phương pháp trên. Với công nghệ luôn được nâng cấp và cải tiến cùng đội ngũ nha sỹ có chuyên môn cao và giàu tâm huyết, mọi khách hàng đều được nhận những lợi ích tuyệt vời khi trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét