Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Phân biệt răng vĩnh viễn và răng sữa như thế nào?

Các bậc phụ huynh thường hay nhầm lẫn răng vĩnh viễn với răng sữa, dẫn tới sai lầm là răng sâu thì cứ nhỗ rồi răng khác sẽ mọc lên thay thế. Vậy răng sữa có thay hết không?

tre

Răng hay bị nhầm lẫn là răng hàm 6 tuổi vĩnh viễn (răng cối thứ I mọc lúc 6 tuổi)

Để giúp cho bà mẹ phân biệt được răng sữa và răng vĩnh viễn cần chú ý các điểm sau:

*Trẻ được 2 tuổi: hoàn tất bộ răng sữa

*Đến 6 tuổi chú ý răng hàm vĩnh viễn (răng cối lớn) đầu tiên mọc phía sau các răng hàm sữa:răng nầy có kích thước to hơn răng sữa bên cạnh, và đếm từ chính giữa hàm vào nó là răng số 6. Trong khi răng sữa chỉ đếm tới 5.

bé thay răng sữa khi nào

Răng hàm vĩnh viễn thứ I không thay cho bất cứ một răng sữa nào.

Răng đầu tiên thay cho răng cửa sữa là răng cửa giữa vĩnh viễn hàm dưới mọc lúc 7 tuổi. Từ 7-8 tuổi răng cửa giữa vĩnh viễn hàm trên mới mọc.Khi mọc răng cửa trên thường rất to. Các phụ huynh thường lo âu về 2 răng cửa trên vì nó thấy to quá, không cân xứng với khuôn mặt của trẻ. Nhưng vì đây là răng vĩnh viễn và là răng của một người trưởng thành, khi đã mọc rồi nó không thay đổi nữa và nó chỉ thích hợp với xương hàm của trẻ khi trưởng thành (18 tuổi). Ở 7 tuổi xương hàm của trẻ còn quá nhỏ , kích thước xương hàm còn tiếp tục to ra cho đến khi trẻ được 18-20 tuổi (Khi đó mới có răng khôn)

Như vậy muốn phân biệt răng vĩnh viễn với răng sữa ta phải chú ý

  • Trước nhất là tuổi mọc răng: trước 6 tuổi chưa có răng vĩnh viễn,
  • Sau 6 tuổi chú ý răng trong cùng là răng hàm vĩnh viễn thứ nhất
  • Kích thước mặt nhai của răng hàm to hơn răng sữa
  • Trong khoảng 8 tuổi đến 12 tuổi , trên hàm mọc lẫn lộn răng sữa với răng vĩnh viễn như vậy nên chú ý đến kích thước của răng, toàn bộ các răng vĩnh viễn đều to hơn răng sữa
  • Màu của răng vĩnh viễn vàng sậm hơn răng sữa.
  • Từ 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và trẻ đã có 28 răng vĩnh viễn.
  • nhổ răng sữa khi nào

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét