Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Lở miệng có lây không bác sỹ tư vấn

Câu Hỏi:
Chào bác sỹ! Bác sỹ tư vấn giúp tôi là lở miệng có lây không, làm cách nào để ngăn chặn hiệu quả? Con gái tôi đang học mẫu giáo, hôm qua khi cháu đi học về tôi thấy miệng cháu bị lở, trước đó tôi cũng thấy có bạn học của con bị bệnh này, tôi đoán cháu bị lây từ bạn đó nhưng không biết có đúng không thưa bác sỹ! (Nguyễn Thu Hằng – Hà Nội).
Trả Lời:
Thân chào bạn!

Rất cảm ơn bạn Thu Hằng đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc: “Lở miệng có lây không, làm cách nào để ngăn chặn bệnh hiệu quả?” của bạn, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:

Hiện tượng lở miệng rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, chúng khiến bệnh nhân khó chịu, khó khăn trong việc ăn uống…ngoài ra, bệnh còn dấy lên lo lắng trong lòng nhiều người là liệu lở miệng có lây không?



 

1. Lở miệng có lây không?

Trước hết, có thể nói rằng, lở miệng là bệnh có thể lây nhiễm, đó là do nguyên nhân lở miệng xuất phát từ vi rút Herper (một loại vi rút có thể lây nhiễm), chúng có thể lây lan từ người này sang người kia bằng một số con đường sau:

– Tiếp xúc trực tiếp: hôn môi, va chạm với nhau

– Tiếp xúc gián tiếp: có thể do dùng chung đồ vật như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo, đũa, thìa…

– Khi vết lở bị vỡ, chảy nước, chảy máu, viêm loét thì nguy cơ lây bệnh là cao nhất.

Lo lắng của bạn Hằng về việc lở miệng có lây không khi con bạn đi học mẫu giáo, trong khi đó trong lớp cũng có bạn bị, do buổi trưa ở lại trường, hơn nữa là do trẻ con có nhiều sự tiếp xúc gần nhau nên nguy cơ lây bệnh là điều có thể xảy ra.

Tuy nhiên, bạn Hằng cũng không cần quá lo lắng vì khoảng 1 – 2 tuần là bệnh có thể tự khỏi, ngoài ra, ảnh hưởng từ bệnh cũng không quá nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

2. Lở miệng có lây không – Làm sao để ngặn chặn lây nhiễm lở miệng?

Khi đã biết được lở miệng có lây không, bạn nên tìm cách để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, tránh bị lây bệnh từ người khác hoặc bản thân mình truyền bệnh cho mọi người.

Bạn nên sử dụng dụng cụ sinh hoạt, vệ sinh riêng, không nên dùng chung, nhất là khi bạn thường xuyên phải ở gần người mắc bệnh. Bạn cũng không nên chạm tay vào vết lở để tránh vi khuẩn gây lây nhiễm làm bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, bạn nên bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể như sắt hoặc vitamin, cung cấp đủ nước hằng ngày, chú ý chế độ ăn uống hạn chế chất cay, nóng, chua…để miệng không bị đau, khó chịu.

Trường hợp nếu bạn bị lở miệng đã lâu, lâu hơn 2 tuần mà chưa có dấu hiệu bệnh giảm  nhẹ thì nên đến phòng khám gặp bác sĩ răng hàm mặt để được điều trị nhanh chóng, tránh cho bệnh nặng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe.



 


 

Tại Nha khoa Kim, nếu bạn đến điều trị bệnh lở miệng, bạn sẽ được bác sỹ khám và xác định tình trạng bệnh về mức độ, kích thước, màu sắc, mật độ vết lở…từ đó mà bác sỹ sẽ kê thuốc và điều trị cho bạn một cách hiệu quả nhất.

Trước khi bạn ra về, bác sỹ sẽ lưu ý cho bạn một số vấn đề về việc ăn uống, vệ sinh, bôi thuốc…để bệnh mau khỏi.

nguồn: http://bacsiranghammat.vn/lo-mieng-co-lay-khong-lam-cach-nao-de-ngan-chan-benh-hieu-qua.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét