Thứ Ba, 8 tháng 12, 2015

Chảy máu chân răng khi mang thai ở phụ nữ

Khi mang bầu, cơ thể có rất nhiều biến đổi và không loại trừ những vấn đề về răng lợi. Một số phụ nữ khi mang thai cơ thể có nhiều biến đối không loại trừ những vấn đề răng lợi. Phụ nữ sau khi mang thai, chân răng thường bị chảy máu, sưng tấy, mềm hoặc phần đầu lợi có màu hồng tím, chỉ cần chạm nhẹ vào, lợi sẽ chảy máu. Thai phụ phải nhận biết sớm để có phương pháp phòng ngừa chảy máu răng khi mang bầu.

Nguyên nhân

- Chảy máu chân răng do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Phụ nữ khi mang thai hoocmon sinh dục nữ và progestogen tăng nhiều, khiến mao mạch ở răng lợi phình to ra, gấp khúc, tính đàn hồi giảm yếu. Từ đó dẫn đến ứ đọng máu và tính thẩm thấu của thành mao mạch tăng lên gây chảy máu răng. Bệnh thường khởi đầu ở tháng thứ 2, kéo dài cho đến tận tháng thứ 7, thứ 8.

- Ngoài ra phụ nữ khi mang thai có sơ thích ăn vặt và ăn nhiều bữa trong ngày nhưng lại không tích cực vệ sinh răng miệng gây viêm lợi nhất. Hậu quả của những thay đổi này trên mô nha chu thể hiện ở gia tăng sưng tấy lợi, tăng chảy máu lợi.

Biểu hiện

- Trước tiên phụ nữ khi mang thai dễ hay bị chảy máu chân răng vì nhú lợi sưng to, màu đổ đậm,bóng sáng , sau đó mền nếu sờ vào dễ gây chảy máu chân răng, hở chân răng...

- Lợi răng phù thũng, mềm yếu, gai lợi giữa các răng lộ rõ, màu tím đỏ, chạm nhẹ vào thì chảy máu. Bên cạnh đó còn có thể thấy xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như: hôi miệng, ngứa và đau lợi.

- Biểu hiện như viêm chân răng như bình thường, có thể có u nang, u nhú , u thịt gây chảy máu, làm cho thai phụ rất khó chịu, đau nhức chân răng và ngứa chân răng , hễ động vào là có thể chảy máu chân răng ngay.

- Lợi nổi lên những cục u nhỏ lành tính, nhưng sẽ chảy máu mỗi khi thai phụ đánh răng. Loại u hạt này được gọi là khối u mang thai hoặc u hạt sinh mủ nhưng u hạt này không đau và vô hại.

Chảy máu răng khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị các triệu chứng này. Sau khi sinh, các triệu chứng này sẽ hoàn toàn kết thúc sau vài tuần. Trong trường hợp thai phụ không giữ vệ sinh răng miệng tốt, bệnh có thể chuyển biến thành Sâu răng và nha chu.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai mắc bệnh răng lợi nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật. Tuy nhiên theo như kết quả của những cuộc nghiên cứu lớn hơn và được thực hiện gần đây, trong đó có nghiên cứu thực hiện năm 2009 và được đăng trên Tạp chí American Journal of Obstetrics & Gynecology (tạm dịch là Tạp chí Sản khoa), những biến chứng của thai kỳ không liên quan gì đến bệnh răng miệng.

Cách phòng ngừa

- Chảy máu chân răng khi mang thai là những hiện tượng sinh lý chứ không phải bệnh. Nó gây khó chịu nho nhỏ cho thai phụ mà không hề gây nguy hại. Cũng không cần chữa trị vì nó sẽ tự khỏi.

- Thai phụ nên đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sang sau khi ngủ dậy. Nên súc miệng sau khi ăn để các loại thức ăn không còn bám và lợi răng và ké răng và khống chế được các loại vi khuẩn cư trú gây bệnh chảy máu chân răng.

- Sử dụng loại bàn chải mềm, tránh không gây tổn hại đến răng. Xúc miệng bằng dụng dịch vệ sinh răng miệng phù hợp khi mang thai

- Ngoài ra, nên đi lấy cao răng trước khi mang thai để loại bỏ những mảng bám ở chân răng đó là những ổ chứa vi trùng.

- Thai phụ ăn thật nhiều rau củ quả bổ sung vitamin C, vitamin A cũng giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng.

Khi nào thì nên đi khám nha sĩ?

Bên cạnh việc chăm sóc và kiểm tra răng miệng thường xuyên thai phụ nên tới gặp nha khoa khi có các dấu hiệu:

- Đau răng, lợi thường xuyên đau và chảy máu. Những dấu hiệu khác của bệnh nướu răng như lợi sưng đau, tụt lợi, hơi thở có mùi, răng lung lay

>>> xem thêm: chảy máu chân răng hôi miệng

- Xuất hiện những cục u trong miệng (Ngay cả khi chúng không gây đau thì vẫn cần thiết đi thăm khám).

Thai phụ cần phải đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hơn, vì nếu trong thời gian này mà thai phụ để mắc các bênh răng miệng như viêm lợi, nướu chân răng, sâu răng… gây chảy máu chân răng nên dễ dẫn đến mắc các bệnh viêm nhiễm, ảnh hưởng tới đường máu. Và nó cũng chính là một trong những nguy cơ cho các bệnh nhiễm trùng sau khi đẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét