Gây nguy cơ mất răng cao nhất trong các loại bệnh về răng miệng, nha chu viêm là một trong những bệnh lý phổ biến nhất với mọi đối tượng. Bệnh lý này có diễn biến khá âm thầm và một khi chúng biểu hiện rõ rệt trên răng và nướu thì lại khá phức tạp. Các loại bệnh nha chu thường gặp là gì ? Bác sĩ Nguyễn Quang Tiến – Giám đốc trung tâm nha khoa Hoàn Mỹ sẽ giúp chúng ta trả lời thắc mắc này.
Các loại bệnh nha chu thường gặp
Nha chu là bệnh có liên quan trực tiếp đến răng và các tổ chức xung quanh nó, bao gồm hệ thống dây chằng nha chu, xương ổ răng…Vì vậy viêm nha chu có thể gây tổn thương rất nhiều bộ phận liên quan răng, khá năng phá hủy cao và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các loại bệnh nha chu thường gặp được biểu hiện qua 2 giai đoạn cụ thể là viêm nướu và viêm nha chu.
-
Viêm nướu
Đây là những biểu hiện của viêm nha chu ở giai đoạn đầu của bệnh. Biểu hiện trên nướu là nướu bị đổi màu không còn giữ được màu hồng hào bình thường, trở nên đỏ, sưng tấy và rất dễ bị chảy máu, nhất là những khi đánh răng hay dùng tăm xỉa răng.
- Nguyên nhân gây ra viêm nướu và viêm nha chu là vi khuẩn có trong mảng bám. Chúng được hình thành từ sự tích tụ của những mảnh vụn thức ăn sau khi ăn xong vẫn còn sót lại trong miệng chưa được làm sạch. Mảng bám, vôi răng tồn tại trên viền nướu và quanh các chân răng, dễ dàng gây kích ứng nướu gây viêm nhiễm và có những biểu hiện nêu trên.
- Bên cạnh đó sự thay đổi hormon ở phụ nữ trong thời kỳ dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, lúc mang thai, cũng như các bệnh mãn tính như bệnh đái tháo đường, tim mạch… có thể làm bệnh nhân dễ dàng tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu viêm. Sự thay đổi hormon và một số bệnh trong những trường hợp này có thể làm kích thích chức năng miễn dịch tế bào, dẫn đến tình trạng viêm nướu trầm trọng, ngay cả khi có rất ít mảng bám hay bệnh nhân chăm sóc răng miệng khá tốt.
- chảy máu chân răng
-
Viêm nha chu mạn tính
Đây là một trong những bệnh lý phổ biến nhất ở những bệnh nhân bị nha chu viêm. Biểu hiện lúc này là sự xuất hiện của túi mủ hay còn gọi là túi nha chu ở trên nướu, mất chất bám dính giữa các mô liên kết giữa nướu và răng. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành, nhưng cũng có thể gặp ở các lứa tuổi khác. Những túi nha chu này gây đau đớn ít nhiều cho bệnh nhân, có thể chảy mủ xung quanh chân răng, khiến việc ăn uống và vệ sinh răng miệng khá khó khăn.
-
Viêm nha chu tấn công
Các đặc điểm thường gặp với tình trạng này là: hiện tượng tiêu xương và mất liên kết giữa mô nướu và răng diễn ra nhanh mà không có sự hiện diện của nhiều mảng bám và vôi răng . Viêm nha chu tấn công thường xảy ra ở những người trẻ tuổi khoảng từ 10-30 tuổi, thường là ở tuổi dậy thì, và trong một số trường hợp có thể là do di truyền.
-
Viêm nha chu hoại tử
Với những bệnh nhân mắc các bệnh toàn thân như nhiễm HIV, suy dinh dưỡng…sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này, có thể biểu hiện ở dạng viêm nướu hoại tử lở loét hay viêm nha chu hoại tử lở loét. Chúng khiến nướu và răng mất sự bám dính nhanh chóng, tiêu xương ổ răng xảy ra.
-
Áp xe nha chu
Áp xe nha chu là bệnh nhiễm khuẩn tạo mủ ở mô nha chu. Tình trạng này thường gặp khi có mảnh vụn thức ăn lọt vào túi mủ, hoặc có vôi răng ở đã đóng lâu dài ở viền nướu và chân răng. Bên cạnh đó, áp xe nha chu cũng có thể do bác sĩ gây ra sau khi cạo vôi và sử lý mặt gốc răng chưa đúng cách, vôi răng dưới nướu vẫn còn và gây ra viêm nhiễm. Bệnh nhân thường khó giữ vệ sinh vùng này, thức ăn dễ bị mắc kẹt vào đó nên viêm nhiễm sẽ xảy ra.
>>> xem thêm: thuốc điều trị viêm nha chu
Với các loại bệnh nha chu thườn gặp nêu trên cho thấy bệnh lý này có những biểu hiện khá phức tạp và việc điều trị cũng không hề đơn giản. Vì vậy, việc giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày thật tốt cộng với việc thăm khám nha khoa định kỳ ( 4-6 tháng / lần ) là cách tốt nhất để bảo vệ bạn trước nha chu viêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét