Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

1001 cách chữa đau răng hiệu quả

Bạn đang cảm thấy vô cùng khó chịu bởi những cơn đau nhức răng dai dẳng, bạn đã nhiều lần mất ăn mất ngủ vì đau răng. Hãy lắng nghe Igygate.vn để cùng thực hiện những cách chữa đau răng hiệu quả nhất.

Đau răng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do vi khuẩn trong khoang miệng gây nên các bệnh như sâu răng, viêm lợi. Khi bị đau răng, cách tốt nhất là đến phòng khám nha khoa để được các nha sĩ chẩn đoán, từ đó có những biện pháp điều trị phù hợp. Vậy nếu bạn chưa có thời gian đến nha sĩ, nỗi ám ảnh về đau răng sẽ luôn khiến bạn lo lắng, những lúc như thế này bạn có thể sử dụng một trong những mẹo chữa đau răng thần kỳ được igygate.vn nghiên cứu và tổng hợp sau đây.

Làm răng giả - Giải pháp khắc phục răng mất tốt nhất

Những mẹo chữa đau răng hiệu quả

  • Chườm đá: đây là một trong những phương pháp giảm đau răng hiệu quả và dễ làm nhất. Sử dụng đá bọc sẵn trong khăn chườm lên vùng đau nhức. Đá sẽ gây tê cho vùng đau răng và chấm dứt những cơn đau răng nhanh chóng.
  • Dùng hydrogen peroxiđe (hay còn gọi là Oxy già): Đây là chất được dùng để giảm nhiễm trùng, giảm đau trong y tế. Thấm oxy già vào một chiếc bông nhỏ ngậm tại vùng đau nhức trong khoảng một phút. Sau đó nhổ đi và súc miệng bằng nước thật sạch. Bạn có thể tìm thấy oxy già tại tất cả các hiệu thuốc trên toàn quốc.
  • trám răng thẩm mỹ bao nhiêu tiền
  • Nước muối ấm: Không thể phủ nhận tác dụng sát trùng của muối. Sử dụng muối pha với nước ấm để xúc miệng sẽ giảm lượng vi khuẩn trong miệng, giảm đau và tránh viêm nhiễm lan sang khu vực xung quanh.
  • Tinh dầu ôliu trộn lẫn với dầu đinh hương: Tinh dầu ôliu và đinh hương đều là những chất có tác dụng sát trùng, giảm đau, kháng viêm rất hữu hiệu. Khi trộn lẫn hai loại dầu lại với nhau, khả năng giảm đau răng của hỗn hợp càng được phát huy tác dụng. Bôi trực tiếp hỗn hợp lên vùng răng, nướu bị sưng, làm đều đặn 3,4 lần mỗi ngày cho đến khi hết đau răng.
  • Chườm nóng: cách này thường được áp dụng kèm với chườm lạnh. Đầu tiên ta chườm lạnh lên vùng bị đau, sau đó ta sử dụng chai nước ấm hoặc khăn ấm để lên đúng vị trí đó, lặp đi lặp lại vài lần như vậy sẽ khiến cơ đau răng giảm đi đáng kể.
  • Dùng chanh: nước cốt chanh được khoa học chứng minh có công dụng sát khuẩn rất hiệu quả. Tính axit của chanh tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, làm giảm các cơn đau do nhiễm trùng, sưng tấy. Chanh vắt kiệt và sử dụng bông gạc thấm nước cốt chanh trực tiếp vào vùng đau răng, lặp lại như vậy 3-4 lần trong vòng một ngày sẽ  khiến cơn đau răng chấm dứt.
  • Dùng lá ổi: lá ổi rửa sạch, giã nát và cho thêm ít muối, hòa vào nước ấm và thấm lên chỗ răng, nướu bị đau để giảm bớt đau nhức do viêm nhiễn gây nên.
  • Tỏi khô: tỏi bóc vỏ, nghiền nát và chiết lấy nước. Sử dụng nước ép tỏi này thấm lên vùng bị đau có tác dụng giảm đau, chống viêm nhiễm hiệu quả do tính sát khuẩn và kháng sinh của tỏi.
  • Dùng quả vài: đốt quả vải và một ít muối thành than, sau đó nghiền thành bột mịn xát vào vị trí đau răng. Cơn đau sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.
  • Gừng: trong rừng có chứa nhiều chất kháng khuẩn cũng như giảm đau hiệu quả. Sử dụng gừng thái lát mỏng đem ngậm chặt ở nơi răng bị đau. Ngậm chặt đến khi nước trong gừng chảy ra thấm vào vùng xung quanh nơi bị đau, cơn đau đớn sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
  • Hạt tiêu: Do tính giảm đau và kháng viêm, hạt tiêu đen thường được sử dụng trong những bài thuốc chữa bệnh răng miệng, trong đó có đau răng. Trộn một lượng tiêu bột và muối tương đương nhau, hòa vào với một ít nước và dùng bông tăm thấm trực tiếp dung dịch vào nướu. Cũng có thể trộn hỗn hợp tiêu bột với dầu đinh hương để giảm đau răng.
  • trám răng thẩm mỹ ở đâu tốt

Trên đây là vô số những mẹo chữa đau răng đơn giản mà bạn có thể thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Hãy lắng nghe lời khuyên của igygate.vn và đừng để đau răng trở thành nỗi ám ảnh thường trực của bạn.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Mẹo nhỏ làm sạch mảng bám trên răng

Nếu chỉ đánh răng thì không thể loại bỏ được những mảng bám răng lâu ngày. Dưới đây là gợi ý giúp bạn có hàm răng sạch, trắng chỉ sau 5 phút của

Mảng bám răng là gì?

Mảng bám răng chúng ta thường nói, thực chất gồm các bộ phận như mảng vi khuẩn trên răng, cao răng và mảnh sỏi vụn. Mảng bám răng không những ảnh hưởng đến mỹ quan, mà còn gây nên viêm lợi và các vấn đề răng miệng khác. Chúng tôi gợi ý bạn dùng các cách sau:

Dâu tây

Nguyên liệu: 1 quả dâu tây, 1/2 thìa cà phê bột nở.

Phương pháp: Nghiền dâu tây thành dạng sệt, trộn với bột nở, dùng bàn chải mềm chà đều hỗn hợp này lên bề mặt răng, sau 5 phút dùng kem đánh răng chải hết hỗn hợp đi, sau đó súc miệng.

Không nên sử dụng biện pháp này thường xuyên, nếu không axit malic trong dâu tây sẽ làm tổn thương men răng, mỗi tuần 1 lần là thích hợp.Axit malic có trong dâu tây có thể xóa sạch các vết bẩn trên răng, khi kết hợp với bột nở sẽ thành chất thiên nhiên làm sạch răng, có thể xóa bỏ vết bẩn do cà phê, rượu vang và coca lưu lại trên bề mặt răng.

Giấm ăn

Nguyên liệu: giấm ăn (giấm đen, giấm trắng đều được, trừ tinh giấm)

Phương pháp: Ngậm 1 thìa giấm trong miệng từ 1 đến 3 phút, rồi nhổ đi, sau đó đánh răng.

Phương pháp này hiệu quả không tồi, nhưng có thể bị ê buốt răng, chỉ nên sử dụng khoảng 2 tháng/lần.

Đường nâu

Nguyên liệu: Đường nâu, nước muối nhạt

Phương pháp cạo vôi răng lấy mạng bám: Lấy một lượng đường nâu vừa phải đặt vào miệng, ngậm khoảng 15 phút, để cả hàm răng đều ngâm trong nước đường, sau đó dùng bàn chải cứng đánh đi đánh lại 2-3 phút, rồi dùng nước muối nhạt đánh răng 1-2 phút. Mỗi ngày làm 2 lần vào buổi sáng và tối.

Phương pháp này hơi phức tạp, thời gian thực hiện lâu hơn, nhưng làm liên tục trong khoảng 1 tuần sẽ thấy mảng bám răng sạch đi rõ rệt.

Mực nang xương

Nguyên liệu: Mực nang xương

Phương pháp: Dùng xương của mực nang nghiền nát thành bột, sau đó cho lên bàn chải sử dụng như kem đánh răng, sẽ thấy hiệu quả lập tức.

Chanh

Phương pháp: Chanh bỏ vỏ, ép thành nước cốt. Sau khi đánh răng, lấy tăm bông chấm nước cốt chanh chà lên từng chiếc răng. Phải chà kỹ, nhưng không không được nhúng quá nhiều nước cốt chanh, mỗi lần 4-5 giọt là đủ. Nguyên lý sử dụng tương tự phương pháp sử dụng giấm ăn, không những loại bỏ được mảng bám răng mà có thể làm răng trắng đẹp, hơi thở thơm mát.Nguyên liệu: Chanh tươi

Men

Nguyên liệu: Men

Phương pháp: Khi đánh răng, cho ít men lên trên bàn chải, giúp răng trắng hơn.

>>> xem thêm: cách chữa bệnh tụt lợi

Lạc

Nguyên liệu: Lạc sống

Phương pháp: Nhai vụn lạc sống, lấy vụn lạc đó làm kem đánh răng để đánh răng, sẽ cho hàm răng trắng bóng.

Vỏ quýt

Nguyên liệu: Vỏ quýt phơi khô

Phương pháp: Nghiền vỏ quýt phơi khô thành bột, trộn chung với kem đánh răng để đánh răng, răng sẽ trắng rất nhanh.

Phèn chua

Nguyên liệu: Phèn chua nghiền thành bột

Phương pháp: Sau khi nghiền phèn chua thành bột, mỗi lần lấy bàn chải nhúng một ít bột này để đánh răng, mỗi ngày 2 lần, có thể loại bỏ mảng bám răng màu vàng.

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Xử lý triệt để khi bị chảy máu chân răng

Tôi hay tự nhiên chảy máu chân răng. Những khi đánh răng, xỉa tăm, có khi chíp miệng cũng chảy máu. Có người bảo là do thiếu vitamin C nhưng tôi đã uống rất nhiều vitamin C mà không khỏi. Mong quý báo tư vấn tại sao tôi lại bị như vậy và phải chữa thế nào?

Nguyễn Mạnh Tiến (Quảng Trị)

Chảy máu chân răng (nói đúng hơn là chảy máu lợi răng) là một triệu chứng có thể thấy trong nhiều bệnh như viêm lợi, viêm nha chu, viêm quanh răng, u lợi... nhưng thường gặp nhất là do viêm lợi.

Khi bị viêm lợi cấp, ta thấy đau nhức lợi xung quanh răng, nhất là khi ăn uống những thức ăn quá mặn, quá nóng... Soi gương sẽ thấy vùng lợi bị viêm, sưng tấy đỏ, căng mọng, chạm vào răng thấy đau. Nếu bị viêm lâu ngày, chỗ bị viêm chỉ hơi sưng có viền cổ răng, không đau nữa nhưng điều làm người bệnh khó chịu và lo lắng là dễ chảy máu ở chân răng. Nguyên nhân gây viêm lợi có nhiều, có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân như thiếu vitamin, đái tháo đường, tim mạch, bệnh về máu... Nhưng đa số do nguyên nhân tại chỗ là do giữ vệ sinh răng miệng kém, có nhiều cao răng (là những chất muối khoáng trong nước bọt đọng lại trên cổ răng) dễ gây viêm lợi, tụt lợi. Ăn uống xong không súc miệng, chải răng sạch, cặn thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành lớp mảng bám bẩn dễ gây viêm lợi và sâu răng.

>>> xem thêm: cách chữa bệnh nha chu

Muốn chữa khỏi chảy máu chân răng, phải tìm đúng nguyên nhân để điều trị chứ chỉ uống vitamin C không thôi thì không thể khỏi. Bạn nên đến chuyên khoa răng hàm mặt khám bệnh, tìm nguyên nhân chảy máu và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Mẹo hay chữa chảy máu chân răng

Hay chảy máu chân răng không phải là vấn đề răng miệng gì xa lạ với chúng ta. Bất kể bạn ở lứa tuổi nào thì cũng đều có nguy cơ gặp phải vấn đề này.

   Ngoài việc gây khó chịu cho cuộc sống, gây ra những bệnh răng lợi nguy hiểm, chảy máu chân răng còn làm bạn mất tự tin khi giao tiếp vì máu có thể chảy ra bất cứ khi nào bởi bạn hoàn toàn không thể kiểm soát được chuyện đó.

  Bị chảy máu chân răng là bệnh gì ?

   Bản chất của chảy máu chân răng là mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi, thường là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, trong đó có 2 bệnh về lợi là viêm lợi và viêm nha chu. Viêm lợi gây ra do sự tích tụ mảng bám quá mức, các triệu chứng khác có thể là đau lợi, sưng lợi.

   Nếu không chữa trị, viêm lợi sẽ trở thành nha chu - một dạng tiêu cực của bệnh về lợi. Người bị viêm nha chu - bệnh của các tổ chức xung quanh răng thường đi kèm với các triệu chứng khác như hôi miệng, răng yếu, lung lay. Nếu không được chữa trị có thể dẫn tới rụng răng.

Răng xấu phải làm sao cho đều và đẹp nhất ?

   Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

   Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên:

   - Bị bệnh thuộc răng miệng: viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng… 
   - Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…
   - Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K.Hay chảy máu chân răng có thể do thiếu vitamin
   - Bị một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém…
   - Do cách đánh răng không đúng: Khi bị chảy máu chân răng thường xuyên, trước tiên bạn phải tự kiểm tra lại xem mình đã đánh răng đúng cách chưa. Cách làm đúng là dùng bàn chải đánh răng mềm, to vừa phải. Khi đánh răng phải nghiêng 1 góc 45 độ, chải vào phần tiếp xúc giữa răng và lợi, chải lên xuống một cách nhẹ nhàng (không chải ngang).

   Bạn có thể soi gương khi đánh răng để làm cho đúng. Đánh răng ngay sau các bữa ăn, sau đó nên dùng thêm một số loại nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý 0,9%… Nếu không đỡ, bạn nên đi khám răng miệng và kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm tổng quát như công thức máu, máu đông máu chảy và xét nghiệm chức năng gan.

   - Do bị bệnh nha: Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, nung mủ… Tuy nhiên dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh là chảy máu răng khi đụng phải hay khi bác sĩ thăm khám.

   Phương pháp điều trị tự nhiên chảy máu chân răng

   Khi bị chảy máu chân răng bạn có 2 phương án để điều trị là tạm thời và hoàn hoàn. Trường hợp tạm thời cũng có thể giúp bạn khỏi bệnh khi tình trạng mới ở mức độ nhẹ. Còn tất nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn vẫn nên đến khám tại các phòng khám để biết chính xác mức độ bệnh của mình được chỉ định phương án điều trị tốt nhất.

   Phương pháp tạm thời:

   1. Lấy một túi trà lọc nhỏ và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đã được nhúng ướt và lạnh để vào trong lợi bị chảy máu.
   2. Lấy hạt tiêu đen và lá húng quế với lượng tương đương nhau sau đó xay ra và để vào chỗ đau. Nó giúp lành vết thương nhanh chóng mà lại giảm đau có hiệu quả.
   3. Ngoài ra, ăn 2 quả bưởi mỗi ngày trong vòng nửa tháng sẽ giúp giảm hiện tượng chảy máu chân răng. Nguyên nhân có thể do sự gia tăng lượng vitamin C trong máu - vi chất giúp mau lành tổn thương do các phân tử gốc tự do gây nên - nhóm nghiên cứu ĐH Friedrich Schiller (Đức) cho biết trên tạp chí Dental của Anh. Trung bình một quả bưởi chứa gần 92,5 mg vitamin C. Theo giới chuyên môn, một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh cũng cung cấp đủ lượng cần thiết. Tuy nhiên, do cơ thể không có khả năng giữ vitamin C thừa nên cần bổ sung đều đều. Một lưu ý là không đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axit nên dễ làm yếu men răng và gây mòn răng.
   4. Kết hợp dùng 1 trái chanh và 2 gam tỏi mỗi ngày cũng có khả tăng vitamin C, từ đó ngăn chặn chứng chảy máu chân răng. Đó chính là kết luận của các nhà khoa học thuộc ĐH Punjabi (Ấn Độ).
   5. Cho lá chè vào túi vải đổ nước sôi hãm cho chè ngấm, hòa một thìa mật ong vào một cốc nước chè mỗi lần ngậm 3 phút rồi mới nuốt. Tác dụng chữa một số bệnh về họng và răng miệng như viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng.
   6. Xoài cũng là loại trái cây nhiều vitamin C và vitamin A, xoài xanh có nhiều vitamin C hơn vitamin A. Để chữa bệnh chảy máu chân răng, bạn có thể dùng quả xoài gần chín còn chứa nhiều vitamin C làm các dạng thích hợp. Hoặc ăn xoài chín, uống nước ép. 
   7. Hãy từ bỏ thuốc lá vì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân có thể do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thường có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.

   Điều trị hoàn toàn:

   Bạn muốn chữa hết chứng chảy máu lợi cần tìm rõ nguyên nhân, nên đi khám tại các chuyên khoa Răng-hàm-mặt. Nếu do đọng cao răng thì phải cạo sạch cao, viêm lợi thì phải điều trị, còn dùng các loại thuốc phải theo chỉ định của nha sĩ, bác sĩ.

   Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

   - Đánh răng đúng cách giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng Sử dụng bàn chải lông mềm, khi các sợi nylon của bàn chải có dấu hiệu lão hóa (các sợi bàn chải bị cong, hướng đổ ra xung quanh, hoặc các sợi bàn chải đã mất hết màu), phải thay bàn chải ngay. Các chuyên gia nha khoa khuyên mọi người nên thay bàn chải 3 tháng một lần. Tuyệt đối không nên tiết kiệm mà sử dụng bàn chải quá lâu. Đánh răng nhẹ nhàng, quá trình đánh răng phải kéo dài ít nhất là 3 phút. Trong đó, chỉ dùng lực vừa phải, không chà răng quá mạnh gây chảy máu chân răng. Tuyệt đối không được chà răng theo chiều ngang vì sẽ dẫn đến nguy cơ làm tụt nướu. Chà răng theo chiều dọc, từ trên xuống dưới cho hàm trên và từ dưới lên trên cho hàm dưới. Chỉ chà ngang đối với mặt nhai.

   Sau đó, súc sạch miệng với nước. Một người đánh răng đúng cách, chỉ cần ngày đánh răng 2 lần sáng - tối là đủ. Ngược lại, nếu đánh răng một ngày đến 4 -5 lần mà không đúng cách thì chỉ làm răng bị hư hại mà thôi.

   - Sử dụng nước súc miệng ngăn ngừa mảng bám, đẩy lùi chảy máu chân răng. Đây là loại dung dịch thuốc súc miệng được dùng để súc miệng nhằm giúp cho miệng sạch hơn, giảm dần triệu chứng chảy máu chân răng. Dung dịch súc miệng có chất kháng khuẩn và thành phần kháng mảng bám giúp diệt vi khuẩn, do đó ngăn ngừa mảng bám, chảy máu chân răng, viêm nướu và tránh hôi miệng. Có rất nhiều loại nước súc miệng khác nhau và cũng có tác dụng phòng ngừa sâu răng. Nước súc miệng có Fluor có thể giúp phòng tránh chảy máu chân răng và ngăn ngừa sâu răng. Để nước súc miệng phát huy tác dụng tốt nhất, mỗi lần súc miệng tối đa khoảng 30 giây. Nếu ngậm quá thì thời gian trên chất cồn trong nước súc miệng sẽ làm cho khoang miệng bị khô.

   Lưu ý không được nuốt nước súc miệng và chỉ nên dùng nước súc miệng có chứa florua 1 lần/ngày. Không nên cho trẻ nhỏ dùng nước súc miệng của người lớn. Đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú thì không nên dùng nước súc miệng.

   - Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy đi những mảng bám trong răng

   Việc chải răng đúng phương pháp và đều đặn hằng ngày chỉ có thể làm sạch được hơn 70% chất bẩn. Để "thanh toán" chỗ còn lại, bạn cần sử dụng chỉ tơ nha khoa, một sản phẩm thay thế tăm xỉa răng vốn rất có hại. Dùng chỉ nha khoa ngày 1 lần sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám ra khỏi kẽ răng. Lấy cao răng và kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần điều trị tận gốc nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

   Rõ ràng chảy máu chân răng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về các bệnh răng miệng nguy hiểm. Bạn nên thường xuyên theo dõi và nếu thấy có bất kỳ dấu hiệubất thường nào thì nên đến ngay các phòng khám nha khoa để được kiểm tra kỹ càng, tránh để bệnh quá nặng.

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Bí quyết nhỏ giúp bạn hết hôi miệng

Chứng hôi miệng có thể được khắc phục bằng những biện pháp đơn giản dưới đây. Hôi miệng thường do nguyên nhân tại miệng và vùng lân cận như viêm nhiễm ở khoang miệng, mũi, xoang, phế quản; khô miệng kéo dài (do thuốc, do tuyến nước bọt hoạt động kém hoặc thở bằng miệng…); vệ sinh răng miệng kém; thói quen hút thuốc lá… Tình trạng hở van tâm vị cũng gây hôi miệng do mùi khó chịu từ dạ dày trào lên.

1. Ngậm nước sắc các loại thảo dược chứa tinh dầu thơm có tính sát khuẩn như hương nhu, mùi tàu, húng chanh… Mỗi ngày bạn lấy một nắm lá sắc đặc (để lửa liu riu khoảng 20 phút sau khi sôi, đậy vung kín), pha thêm chút muối, lọc bỏ bã, cho vào chai cất trong tủ lạnh, ngậm mỗi ngày 6 lần hoặc nhiều hơn nếu có điều kiện. Mỗi lần, ngậm lâu nhất có thể rồi nhổ đi. Hiệu quả sẽ thấy rõ sau một vài ngày.

2. Pha mật ong và bột quế với nước ấm để súc miệng nhiều lần trong ngày.

3. Nhai dần dần và nuốt nước liên tục những thứ có mùi thơm như cánh hoa hồng, hoa hồi, vỏ quả canh… Với hoa hồng, vỏ chanh, bạn có thể nhai thường xuyên trong ngày, còn với hoa hồi thì mỗi ngày dùng vài ba cánh. Bạn cũng có thể sử dụng hoa hồng theo cách hãm với nước sôi để ngậm.

4. Lấy vỏ quýt nấu nước uống hằng ngày, mỗi ngày chừng 30 gr là một trong những cách chống hôi miệng hiệu quả.

5. Súc miệng thường xuyên với nước cốt chanh pha nước hoặc giấm táo pha loãng (nửa thìa canh giấm trong một ly nước).

6. Trong mỗi bữa ăn nên có các loại rau thơm như lá bạc hà, mùi tây, mùi ta, mùi tàu, cần tây… Về trái cây, nên ưu tiên họ cam quýt, vì chúng chứa nhiều axit citric giúp kích thích tiết nước bọt để diệt vi khuẩn, rất hiệu quả trong trường hợp hôi miệng do khô miệng.

7. Về đồ uống, nếu bạn không thích nước lọc thì thay cho cà phê, hãy dùng nước trà. Các chất chống ôxy hóa mạnh trong trà cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

>>> xem thêm: benh hoi mieng co chua duoc khong

Ngoài ra, để hơi thở được thơm tho, bạn cần vệ sinh răng miệng tốt để đảm bảo không còn thức ăn thừa giắt ở răng, nạo sạch lưỡi, uống đủ nước để tránh khô miệng và làm sạch hơn khoang miệng. Nếu áp dụng thường xuyên các cách trên mà miệng vẫn hôi, bạn cần đến bác sĩ để phát hiện và giải quyết dứt điểm bệnh lý vì chắc chắn đó chính là nguyên nhân khiến bạn hôi miệng.

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Dầu dừa chữa hôi miệng hiệu quả

Dầu dừa được biết đến với cái tên gọi là thần dược trong y học và thẫm mỹ. Với tinh dầu từ thiên nhiên, dầu dừa mang đến cho mọi người những tác dụng tuyệt vời trong chữa bệnh và làm đẹp da cho các chị em. Bài viết hôm nay, sẽ mang đến cho các bạn một bí quyết chữa trị hôi miệng tận gốc bằng dầu dừa vô cùng đơn giản nhưng lại cực kì hiệu quả. Hôi miệng đang khiến bạn khó chịu, hãy đến với bài viết hôm nay để giúp mùi hôi thối kia được thổi bay đi mang đến cho bạn hơi thở thơm mát tuyệt vời.

Nguyên nhân đâu khiến bạn hôi miệng

Hôi miệng là triệu chứng sinh lí bình thường mà nhiều người phải mắc phải, bệnh không khá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí người bệnh. Mùi hôi từ miệng khiến họ cảm thấy mặc cảm về bản thân, không còn tự tin khi trong giao tiếp, bạn bè cũng ngại tiếp xúc. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người mắc bệnh trầm cảm. Vậy nguyên nhân nào gây ra hôi miệng?

Nguyên nhân chủ yếu gây nên hôi miệng đều bắt nguồn từ miệng, ngoài ra còn nhiều tác nhân của một số bệnh trong cơ thể khiến hơi thở có mùi hôi. Một số nguyên nhân gây ra mùi hôi ở miệng:

+ Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ sau các bữa ăn
+ Sử dụng rượu, bia, thuốc lá quá nhiều
+ Ăn những thực phẩm có mùi nồng, nặng mùi
+ Miệng bị khô, thiếu nước
+ Do mắc các bệnh về răng, lưỡi, lợi
+ Ảnh hưởng từ bệnh trào ngược dạ dày, viêm dạ dày
+ Các bệnh viêm họng, thực quản….

3-cach-chua-hoi-mieng-tan-goc-tu-rau-qua-3 (1)

Vậy bí quyết chữa trị hôi miệng bằng dầu dừa là gì?

Dầu dừa là một loại dầu thực vật từ thiên nhiên ban tặng được nhiều chuyên gia đánh giá cao về tác dụng của nó trong việc chữa hôi miệng cực kì hiệu quả. Với các thành phần acid chuỗi ngắn, không transfa vì thế rất an toàn cho sức khỏe và chứa nhiều các loại vitamin, dưỡng chất giúp diệt khuẩn, chống lại các vi khuẩn.

>>> xem thêm: cạo vôi răng có tốt không

Để có thể chữa trị được bệnh hôi miệng bằng dầu dừa, bạn chỉ cần dùng dầu dừa xúc miệng mỗi sáng khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ. Bí quyết này không chỉ giúp diệt khuẩn, đánh bay mùi hôi mà còn giúp bạn giảm các bệnh về răng, họng, hô hấp.

Lưu ý, xúc miệng dầu dừa trong vòng 20p thì bạn nên nhổ đi và súc lại với nước muối hoặc nước lạnh. Rồi hãy đánh răng bình thường lại nhé, khuyến cáo bạn hãy dùng cách này mỗi buổi sáng là thời gian thích hợp nhất.

Tinh dầu dừa có tác dụng gì?

Sử dụng dầu dừa thay thế các dầu động vật thường ngày trong các món ăn hằng ngày là điều tuyệt vời giúp bạn chữa, ngăn ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm như:
  • Phòng chống các bệnh về tim mạch, huyết áp
  • Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt
  • Cân bằng lượng cholesterol trong máu
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư…
Ngoài công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, dầu dừa còn được các chị em sử dụng như một thần dược trong làm đẹp, giúp cải thiện làn da, chống lại quá trình da bị lão hóa, xóa mờ nếp nhăn, ngăn ngừa các mùi hôi khó chịu trên cơ thể, nuôi dưỡng mái tóc suông mượt, mềm mại và còn giúp đốt cháy lượng mỡ thừa ở bụng hiệu quả.
Dầu dừa không chỉ có tác dụng trong việc chữa hôi miệng nhanh chóng mà còn là thần dược để chữa trị bệnh, ngăn ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm và còn là nguyên liệu giúp các chị em nuôi dưỡng tuổi thanh xuân. Hi vọng bài viết bí quyết chữa trị hôi miệng bằng dầu dừa mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về dầu dừa trong chữa hôi miệng cũng như tác dụng đối với sức khỏe.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

9 mẹo chữa hôi miệng thần tốc

Khác với những căn bệnh khác, hôi miệng là một bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải chứng bệnh này, những người bị chứng hôi miệng thường rất mất tự tin, ngại tiếp xúc khi giao tiếp, do đó hiệu quả công việc và các hoạt động trong đời sống hàng ngày không cao.

Chính vì thế việc tìm hiểu nguyên nhân, cách trị bệnh hôi miệng hiệu quả nhất đóng một vai trò rất quan trọng

Làm cách nào để hết hôi miệng thơm tho, the mát, kiểm soát mùi hôi nhanh chóng? Dưới đây là những bài thuốc sẵn có trong căn bếp nhà bạn.

Nước

Nước rất cần thiết để giữ cho hơi thở của bạn được thơm mát. Sau khi ăn, bạn phải súc nước trong miệng trong vài giây. Cách này sẽ làm bong các thức ăn bị mắc kẹt bên trong răng và làm sạch miệng. Miệng sạch thì vì khuẩn sẽ ít phát triển hơn.

Nước cũng đóng vai trò như một thứ nước súc miệng và vì vậy bạn phải uống một hoặc hai ly nước giữa các bữa ăn để kích thích sản xuất nước bọt.

Dầu cây tràm trà

Dầu cây trà có tính chất sát trùng. Nó hoạt động như một chất khử trùng mạnh mẽ. Bạn có thể sử dụng kem đánh răng có chứa dầu cây trà. Hoặc nhỏ một vài giọt dầu cây trà trên bàn chải đánh răng cùng với kem đánh răng hàng ngày của bạn.

Bạn thậm chí có thể lấy dầu cây trà, tinh dầu bạc hà và tinh dầu chanh với số lượng bằng nhau và trộn với một ly nước và sử dụng như nước súc miệng.

Thì là

Thì là là một loại thảo mộc được sử dụng rất phổ biến trong nấu ăn. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại cây gia vị này để loại bỏ hơi thở khó chịu. Lấy một thìa thì là và từ từ nhai. Thì là có đặc tính kháng khuẩn có thể ngăn chặn hơi thở có mùi.

>>> xem thêm: làm sao để hết hôi miệng

Ngay việc nhai hạt cây thì là trộn với hạt của các hương liệu khác như đinh hương và bạch đậu khấu sau khi ăn những thực phẩm có mùi cũng có thể giúp đỡ rất nhiều trong việc kiểm soát hơi thở khó chịu.

Mùi tây

Rau mùi tây có chứa chất diệp lục thực sự có thể giúp kiểm soát mùi hôi của miệng. Bạn có thể lấy lá rau mùi tây tươi và nhúng nó trong giấm. Hãy nhai kỹ lá này trong một hoặc hai phút. Hoặc bạn có thể ép lá mùi tây và bạn có thể nhâm nhi loại nước ép này bất cứ lúc nào bạn muốn hơi thở của mình trở nên the mát. Lá mùi tây cũng sẽ giúp ích trong việc tiêu hóa vì nó làm giảm việc sản sinh khí đường ruột.

Trà

Uống trà còn có thể kiểm soát hơi thở có mùi. Các hợp chất gọi là polyphenol được tìm thấy trong trà xanh có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hôi miệng. Bạn có thể lựa chọn trà bình thường hoặc trà thảo dược với cỏ linh lăng.

Để pha trà thảo dược này, lấy hai muỗng cà phê lá cỏ linh lăng khô vào một cốc nước sôi và ngâm trong khoảng mười lăm phút. Bạn có thể uống trà thảo dược này nhiều lần trong ngày để giữ cho hơi thở của bạn được thơm mát.

Đinh hương

Đinh hương có tính sát trùng mạnh mẽ có thể giúp bạn thoát khỏi mùi hôi ở miệng. Phương pháp dễ nhất để kiểm soát hơi thở có mùi là cho một vài mẩu đinh hương vào miệng và nhai chúng. Cách này sẽ loại trừ mùi hôi chỉ trong một vài phút.

Bạn cũng có thể pha trà đinh hương bằng cách đặt 3 nhánh đinh hương trong hai ly nước nóng và ngâm hai mươi phút, khuấy đều. Bạn có thể uống trà này hoặc sử dụng nó như là một loại nước súc miệng hai lần một ngày.

Giấm táo

Do tính chất axit, giấm táo là một phương thuốc tuyệt vời cho hơi thở có mùi. Lấy một muỗng canh giấm táo pha loãng trong một cốc nước trước khi ăn. Giấm có lợi cho hệ tiêu hóa cũng như chữa bệnh hôi miệng. Cũng hãy uống một muỗng canh giấm táo sau mỗi bữa ăn. Bạn cũng có thể súc miệng với giấm táo hòa với một cốc nước.

Chanh

Chữa hôi miệng với một trái chanh là 1 phương pháp đã có từ rất lâu đời. Tính axit cao trong chanh sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên lưỡi và nướu răng. Trộn một muỗng canh nước cốt chanh với một cốc nước và súc miệng. Bạn thậm chí có thể làm hỗn hợp muối, chanh và nước để súc miệng trước khi đi ngủ. Biện pháp này chắc chắn sẽ chữa hôi miệng cho bạn trong vòng chỉ vài ngày.

Bột nở

Bột nở là giải pháp tuyệt vời để thoát khỏi tình trạng hôi miệng. Hãy sử dụng bột nở để đánh răng. Nó sẽ giúp làm giảm nồng độ axit trong miệng của bạn và sẽ ngăn không cho vi khuẩn phát triển trên lưỡi. Bạn thậm chí có thể súc miệng bằng bột nở hòa tan với nước ấm. Cách này sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi trong miệng của bạn. Đây là một trong những cách dễ nhất để xử lý hơi thở có mùi tại gia.

>>> xem thêm: khám hôi miệng ở đâu

Trên đây là cách trị bệnh hôi miệng hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng hàng ngày để bài trừ căn bệnh hôi miệng lấy lại sự tự tin, năng động trong giao tiếp và hoạt động hàng ngày để từ đó không ngừng nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống. Một nụ cười duyên dáng, một hàm răng chắc khỏe trắng bóng, một hơi thở thơm mát chính là những nét tạo nên sự quyến rũ, hấp dẫn của bạn đấy. Chúc bạn áp dụng thành công và luôn tự tin vào chính mình nhé.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

10 cách chữa đau nhức răng tại nhà hiệu quả

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau răng là bởi sâu răng, bệnh nướu răng, viêm lợi, vỡ răng, nha chu, hôi miệng hoặc bất kỳ chấn thương nào của răng… Dù là bởi nguyên nhân gì đi nữa thì bất kì ai khi bị đau răng cũng cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. Hơn nữa, trong một số trường hợp, nếu không được điều trị lập tức thì bệnh sẽ nặng và đôi khi phải nhổ mất răng.

 
Nếu bạn không có điều kiện chữa răng ngay thì có thể áp dụng các 10 mẹo chữa đau răng tại nhà cực hay dưới đây, chúng có tác dụng làm giảm đau và kháng khuẩn, ngăn không cho lỗ sâu phát triển.

1) Dùng nước súc miệng cách chữa đau răng hiệu quả

Dùng nước súc miệng để súc miệng cho sạch những vi trùng hay vi khuẩn còn lại trong miệng. Điều này sẽ đảm bảo rằng răng của bạn được sạch sẽ và không có sự tích tụ của vi trùng lẫn vi khuẩn, và có thể làm giảm chứng đau răng.

2) Nước chanh chữa đau răng

Cách sử dụng rất đơn giản, bạn dùng nước cốt chanh bôi lên phần răng và nướu bị đau. Nước cốt chanh sẽ có tác dụng làm dịu các cơn đau vì tính axit trong chanh ngăn chặn sự nhiễm trùng cũng như việc các vi khuẩn lây lan. Vì thế mà chanh rất tốt trong việc giảm đau và kháng viêm.
 Làm thế nào để giảm đau nhức răng hàm hiệu quả

3) Nước muối ấm chữa đau răng

Bạn hãy là pha 1 chai nước muối (với nồng độ vừa phải) để ở nhà và 1 chai để ở nơi làm việc. Sau khi ăn, bạn nên đánh răng sạch sẽ ngay bằng kem đánh răng và súc miệng bằng nước muối nhiều lần trong ngày. Bạn sẽ thấy dễ chịu ngay tức khắc và những cái răng đau sẽ không hành hạ bạn nữa.

4) Ngậm tỏi chữa đau răng

Nghiền nát tỏi khô trộn thêm một ít muối sau đó đắp lên vị trí răng bị đau giúp giảm đau răng và chữa lành các bệnh nhiễm trùng. Mỗi sáng thức dậy, nhai 1 tép tỏi, giúp răng chắc khỏe hơn.

5) Chườm đá chữa đau răng.

Một trong những biện pháp tốt nhất để làm giảm đau cho răng là chà các khu vực răng bị đau với nước đá. Làm như vậy vài lần trong ngày. Nước đá sẽ gây tê và do đó giảm bớt sự đau đớn.

6) Hạt tiêu và Húng quế chữa đau răng.

Hạt tiêu đen và húng quế đều là những gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi người và không khó để tìm thấy ở bất cứ khu chợ nào. Hạt tiêu đen có tác dụng chống sưng viêm còn húng quế hạn chế sự phát triển của rất nhiều vi khuẩn. Bạn ngắt vài lá húng quế, rửa sạch rồi nghiền nát cùng với một vài hạt tiêu đen. Sau khi đã nghiền thành hỗn hợp sệt thì đắp lên khu vực răng bị đau để giảm nhanh chóng cơn đau răng.

7) Gừng chữa đau răng.

Như các bạn đã biết, gừng thường có trong bếp của mỗi gia đình, gừng có tính kháng viêm và sát trùng cao. cách làm thật đơn giản.
- Gừng giã nát và đắp thẳng lên phần răng bị sâu
- Làm như vậy một vài lần trong ngày bạn sẽ thấy hiệu quả ngay.

8. Uống nước trà xanh chữa đau răng

Theo Bệnh viên trăng hàm mặt TW, Trà xanh có tính chất kháng khuẩn cao và có khả năng ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của sâu răng. Súc miệng với trà xanh có thể giúp làm lành áp-xe hoặc viêm nướu. Cách đơn giản là bạn nấu nước trà xanh để súc miệng nhiều lần trong ngày.
Trà xanh chống ô-xy hóa, chống viêm và sát trùng tốt. Súc miệng với trà xanh không đường sẽ giúp bạn giảm đau răng.

9. Hành Tây chữa đau răng.

Mặc dù hành tây có mùi khá khó chịu nhưng cũng giống như nước chanh, nước ép hành tây cũng có tác dụng massage và làm giảm đau nhức răng và nướu.

10. Lá trầu không chữa đau răng:

Dùng 2 – 3 lá trầu không giã nhỏ cùng với vài hạt muối rồi hòa với 1 chén rượu trắng. Để 10 phút cho lắng rồi gạn lấy phần nước trong. Dùng nước này súc miệng 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút để làm dịu cơn đau. Tuyệt đối không được uống.
Với 10 mẹo đơn giản này, bạn có thể tạm thời ngưng được các cơn đau răng. Tuy nhiên, để chữa trị hiệu quả triệt để các triệu chứng đau răng, tốt nhất bạn cần đến bác sĩ nha khoa hoặc dùng thuốc đặc trị đau răng càng sớm càng tốt.

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Trám răng ở đâu tốt và uy tín ở Hà Nội

Câu hỏi:

Hôm trước tôi đi lấy cao răng, nha sĩ bảo tôi nên đi trám răng nếu không để lâu sẽ bị sâu răng. Tôi chuẩn bị chuyển công tác về Hà Nội nền muốn hỏi nơi trám răng uy tín nhất ở Hà Nội? (Thiên Long – Đắc Lak)

Bác sĩ nha khoa trả lời:

Thiên Long thân mến! Sau đây chúng tôi xin được trả lời cho bạn.

Trám răng thẩm mỹ là gì?

Trám răng là phương pháp sử dụng các loại chất liệu khác nhau để khôi phục chiếc răng bị hư hỏng trở lại hình dáng cũng như chức năng bình thường. Trám răng giúp bạn ngăn ngừa sâu răng, phục hồi khả năng nhai, tăng tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Các chất liệu trám răng

1. Trám răng vàng

Sử dụng chất liệu là vàng để làm đầy các lỗ cần trám. Đây được đánh giá là chất liệu có khả năng làm đầy tốt nhưng lại khá đắt đỏ.

2. Trám răng amalgam (chất liệu tổng hợp)

Thường được sử dụng cho vùng răng hàm vì nó có khả năng chịu lực tốt, nhược điểm là có màu hơi tối so với các chất liệu sứ.

3. Trám răng plastic tổng hợp composite

Chất liệu này có màu sắc giống răng thật nên tính thẩm mỹ cao, tuy nhiên không được bền như trám răng amalagam và dễ bị nhuộm các màu thực phẩm.

4. Trám răng sứ thẩm mỹ

Sử dụng chất liệu sứ cho màu sắc tự nhiên, bền chắc và không bị nhuộm màu.

Địa chỉ trám răng tốt và uy tín là như thế nào

Kỹ thuật trám răng không phức tạp nhưng đòi hỏi nha sĩ phải khéo tay, tỉ mỉ,… thì mới thực hiện những kĩ thuật này như ý được. Do vậy việc lựa chọn trám răng ở đâu uy tín cũng rất quan trọng. Bạn nên dựa vào các tiêu chí sau đây để lựa chọn trám răng ở đâu tốt.

1. Công nghệ hiện đại

Trung tâm nha khoa mà bạn lựa chọn nên sử dụng các công nghệ hiện đại để đảm bảo cho quy trình trám răng được thực hiện một cách chính xác, an toàn và chất lượng.

2. Sử dụng chất liệu trám gì?

Kỹ thuật, công nghệ tốt nhưng cần phải sử dụng các loại chất liệu trám an toàn và độ bền cao. Hiện nay thì sử dụng composite đang là chất liệu phổ biến và thích hợp với nhiều người.

3. Trình độ của bác sĩ nha sĩ tại trung tâm

Đội ngũ bác sĩ, nha sĩ phải có tay nghề cao, kỹ thuật tốt, thao tác chính xác, bởi đây chính là yếu tố quan trọng tác động tới độ bền chắc và thẩm mỹ khi trám răng.

Trám răng bị mẻ ở đâu tốt nhất và uy tín tại Hà Nội

Với những tiêu chí trên bạn có thể lựa chọn được một địa chỉ trám răng uy tín không chỉ tại Hà Nội mà có thể áp dụng khi lựa chọn trung tâm nha khoa ở bất kì đâu.

Nếu vẫn đang băn khoăn thì bạn có thể chọn Trung tâm nha khoa – Là hệ thống nha khoa kết hợp tất cả các trung tâm Nha Khoa trên cả nước, thỏa mãn các tiêu chí trên.