Vì thế, khi con bạn ngày một lớn hơn, bên cạnh mối liên hệ cha mẹ, con cái, cách tốt nhất để giữ sợi dây liên kết được bền chặt và gần gũi với con cái hơn là làm bạn với trẻ. Khi cha mẹ cởi mở, sẵn sàng lắng nghe, con cái sẽ có thể thoải mái nói lên suy nghĩ, mong muốn của mình mà không cảm thấy áp lực sẽ bị la mắng hay những hình phạt đáng sợ từ cha mẹ.
>> Địa chỉ bán sữa meta care uy tín
Nhưng cởi mở, lắng nghe, làm bạn với con cũng không có nghĩa là dễ dãi, có thể cho con vi phạm nhiều nguyên tắc sống. Vậy cha mẹ phải làm thế nào để con cái tin cậy và thực sự sẻ chia khi cần?
Người bạn thân con mong đợi
Th.S Trần Ban Hùng (cán bộ Chương trình bảo vệ trẻ em Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển) đã từng nói về vấn đề này như sau: “Làm bạn với con cái, một khái niệm không mới nhưng cũng chẳng cũ. Xin đừng mong là có một quyển sách hướng dẫn nào. Bạn sẽ phải tự viết nó cho riêng bạn. Hãy bắt đầu bằng cách liệt kê những gì bạn mong đợi nhất ở người bạn thân của mình, những gì mà bạn yêu nhất, những cảm giác êm đềm bạn nhận được từ người bạn thân ấy”.
Thật vậy, hãy trở thành bạn thân của con bằng cách có mặt khi con cần, lắng nghe khi con chia sẻ. Đừng vội vàng phán xét một hành động của con với tư cách một “quan tòa” hay mặc định rằng: “con cái phải biết nghe lời cha mẹ một cách vô điều kiện”. Thầy Võ Văn Nam – nguyên trưởng khoa tâm lý Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng từng chia sẻ kinh nghiệm: “Muốn nâng đứa trẻ lên, trước hết người lớn phải khom mình xuống”. Muốn một đứa trẻ xem mình là bạn thì phải tạo cảm giác ngang bằng và không khí thoải mái khi trò chuyện.
Suy nghĩ như con trẻ
Các bậc cha mẹ hãy nhớ rằng mình cũng từng trải qua tuổi ấu thơ với những suy nghĩ non nớt như con cái bây giờ. Vì thế, khi con bạn phạm sai lầm, chớ vội nổi nóng và “trưng dụng” quyền làm cha mẹ vào những hình phạt nhất là về thể xác như: bắt con quỳ gối hay thậm chí là đánh con. Những lời khiển trách hay hình phạt chỉ khiến con sợ hãi và ngày càng xa cách cha mẹ. Thay vì nhỏ to tâm sự mọi chuyện, con trẻ sẽ cố gắng giấu diếm những chuyện chúng cho là có thể làm phật ý bố mẹ.
>> tham khảo: Mua sữa glico ở đâu đảm bảo chất lượng
Cha mẹ nên cố gắng suy nghĩ như trẻ thơ và phân tích tại sao con lại làm như vậy mà không cư xử khác. Nguyên nhân sâu xa, nguồn gốc của sự việc nằm ở đâu. Hãy phân tích cho con trẻ hiểu rằng những hành động thiếu suy nghĩ sẽ đem lại hậu quả to lớn và ảnh hưởng đến nhiều người như thế nào. Dạy con sống có trách nhiệm bằng cách cho con đi “giải quyết hậu quả” những việc đã làm sai. Ví dụ nếu con bạn lỡ đá bóng làm vỡ cửa kính, hãy cho con đeo găng tay thật dày (tránh việc kính làm xước tay) rồi tự nhặt hết những mảnh vỡ cho vào thùng rác. Nếu con bắt nạt thú cưng, hãy phân tích cho trẻ thấy thú cưng cũng có cảm giác và cũng biết đau, dạy trẻ biết trân trọng thú cưng bằng cách vuốt ve chúng…
Nói chung tiếng nói
Cũng như người lớn, thường trẻ con thích đề tài gì sẽ thường nói chuyện về đề tài đó. Nếu con bạn thích chơi game, thích ca sĩ nhí, phim hoạt hình nào đó thì cha mẹ cũng nên thử trải nghiệm, thưởng thức để hiểu thẩm mỹ của trẻ và có chung đề tài để chuyện trò.
Bắt đầu từ đề tài con thích, cuộc nói chuyện sẽ thêm phần hào hứng và trẻ sẽ biết lắng nghe lời nói của cha mẹ hơn. Việc tìm hiểu gu sở thích, thẩm mỹ của con trẻ cũng giúp cha mẹ kịp thời định hướng, điều chỉnh khi cần thiết. Hướng trẻ đến với những giá trị thẩm mỹ đích thực để giúp trẻ phát huy tâm hồn cùng nhân cách sống đẹp.
Bên cạnh đó, đã là những người bạn thân thiết thì phải biết tôn trọng ý kiến lẫn nhau. Trong gia đình, khi con đã có những tính cách, sở thích nhất định, cha mẹ nên để con chọn lựa quần áo, đồ chơi, cách trang trí phòng ốc theo sở thích của chúng. Chỉ nên góp thêm ý kiến khi thực sự cần thiết. Cha mẹ cũng nên hỏi ý kiến những việc có liên quan đến con trẻ đồng thời cho trẻ biết rằng trẻ sẽ tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét