Thiểu sản men răng là bệnh lý khá phổ biến ở nhiều người, theo các mức độ khác nhau nên có thể được phát hiện hoặc không. Đây là bệnh lý răng khó hồi phục vì men răng ở người trưởng thành không có khả năng làm mới nên khi phát hiện thì tình trạng thiểu sản đã ở giai đoạn không thể bù đắp được. Vậy bệnh thiểu sản men răng này có thể được chữa trị như thế nào, làm sao để ngăn ngừa tình trạng thiểu sản tiến triển nặng hơn? Thắc mắc sẽ được giải đáp cụ thể dưới đây.
Thiểu sản men răng và các tác hại của bệnh
Thiểu sản men răng là bệnh lý thiếu hụt hoặc xáo trộn các thành phần trong men răng, chu yếu là canxi và fluor. Bệnh này khiến cho răng đổi màu theo thời gian, dễ ê buốt khi bị kích thích hay trước các tác động khi hỗ trợ điều trị răng miệng như lấy cao răng, tẩy trắng răng. Bệnh cũng làm cho răng trở nên yếu đi làm ảnh hưởng đến ăn nhai và dễ bị các bệnh như sâu răng, viêm răng,…
Nguyên nhân của bệnh thiểu sản men răng
Men răng được kiến tạo bởi thành phần chính là canxi và fluor. Ngay khi răng mọc, 2 chất này đã có sữn trong xương hàm ở cơ thể có đầy đủ canxi và fluor sẽ được nạp vào cấu trúc cảu răng để tạo thành men răng. Khi răng mọc, fluor tiếp tục bồi đắp từ bên ngoài nhờ việc chúng ta uống, bôi hoặc đánh răng, súc miệng nước có chứa Fluor.
Khi có sự thiếu hụt hoặc xáo trộn của 2 chất này, răng sẽ bị thiểu sản men răng. Từ 2 nguồn cung cấo bên ngoài và bên trong, chúng ta có thể xác định nguyên nhân cụ thể của bệnh này. Khi mang thai bà mẹ không ăn uống và bổ sung đủ 2 chất này khiến trẻ sinh ra bị thiếu canxi và fluor trong cơ thể dẫn đến khi mọc răng không có đủ “nguyên liệu” để hình thành men răng hoàn hảo. Nguyên nhân thứ hai là dokhông vệ sinh và chải răng đúng cách làm mòn men răng. Sau đó, lại không bổ sung fluor từ bên ngoài thông qua các sản phảm dùng hàng ngày như kem đánh răng, nước súc miệng, nước uống,…
>> Tham khảo: Làm sao để bảo vệ men răng
Thời điểm bổ sung Fluor thích hợp
Trẻ trong khoảng từ 7-8 tuổi, cơ thể hấp thụ tốt fluor qua các thực phẩm dùng hàng ngày như nước uống, sữa, nước muối, viên uống fluor, thêm kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần fluor thì các ion fluor sẽ có thể ngấm được vào răng để bổ sung men răng cho đến khi 12 – 15 tuổi.
Như vậy, thời điểm fluor ngám vào men răng là trong độ tuổi từ 7 – 15 tuổi.
Cách bổ sung fluor như thế nào?
Có thể bổ sung fluor theo 2 đường: Dùng toàn thân và tại chỗ
– Dùng toàn thân: Đây là dạng bổ sung thông qua cách hấp thụ vào cơ thể bằng đường tiêu hóa. Các sản phẩm có thể sử dụng như muối ăn, nước uống, hoặc thuốc bao gồm dạng viên hoặc dạng giọt. Đối với cách này, chỉ nen áp dụng 1 phương pháp trong một thời điểm không nên cùng lúc sử dụng nhiều cách như đã nêu ở trên.
– Dùng tại chỗ: Đây là cách thoa fluor trực tiếp vào men. Các sản phẩm thông dụng là kem đánh răng và nước súc miệng có thành phần fluor pha lơngx theo tỷ lệ 0,2%. Dùng 1 lần/ tuần. Nước flur 0,05% có thể dùng hàng ngày.
Bác sỹ Paris khuyến khích bạn tự bổ sung fluor tại nhà để ngừa bệnh thiểu sản men răng. Nhưng lưu ý cẩn thận khi áp dụng phương pháp này cho trẻ <6 tuổi. Đối với các bé, cách phù hợp là bổ sung fluor bằng đường tiêu hóa thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Riêng với người trường thành đã bị thiểu sản men răng, bác sỹ Paris thường khuyên khách hàng nên có biện pháp bảo vệ răng bằng các phương pháp thẩm mỹ như dùng mặt dán sứ hoặc trám men nhân tạo kết hợp song song với việc bổ sung fluor hàng ngày để bồi đăp trở lại men răng. Đây là cách vừa bảo vệ răng, vừa làm đẹp lại có thể điều tị được thiểu sản men răng tốt.
>> tham khảo: http://tuvanranghammat.com/nguyen-nhan-lam-mon-men-rang-va-cac-cach-phong-ngua-don-gian.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét