Mỗi loại vật liệu trám răng mang những tính chất, đặc điểm cũng như ưu nhược điểm riêng. Mỗi loại sẽ phù hợp với các vị trí răng cần phục hình, yêu cầu và điều kiện của bệnh nhân. Các loại vật liệu trám răng tốt nhất hiện nay sẽ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
>> trám răng thưa
>> trám răng bị mẻ
Trám răng là kỹ thuật đưa một chất trám nhân tạo lên bề mặt răng cần phục hình để phục hồi chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ cho răng đó. Các loại vật liệu trám răng tốt nhất hiện nay bao gồm:
Vật liệu trám răng kim loại
Vật liệu Amalgam:
Amalgam là hợp kim bao gồm: thủy ngân, bạc, đồng, thiếc…vật liệu trám răng này thường có màu trắng giống màu của bạc.
Nhờ mang bản chất của kim loại nên vật liệu Amalgam rất cứng chắc, có khả năng chịu chực lớn, nên thích hợp phục hình cho răng hàm. Trong các loại vật liệu trám, đây là vật liệu ruyền thống nhất nên có chi phí thấp, quy trình thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng.
Tuy nhiên, Amalgam không có màu giống màu răng thật nên không được đánh giá cao về hiệu quả thẩm mỹ.
Vật liệu kim loại quý
Vật liệu kim loại quý là hợp kim của vàng, bạc, đồng có tính chất cứng chắc hơn cả Amalgam nên rất khó bị mẻ, vỡ khi bạn ăn nhai.
Vật liệu này có tuổi thọ khá năng, tương thích vừa khít với vị trí cần phục hình. Tuy nhiên, cũng giống như Amalgam, vật liệu kim loại quý có màu sắc không tương đồng với màu răng nên không được lựa chọn khi răng phục hình yêu cầu cao về thẩm mỹ.
Vật liệu Composite
Vật liệu chi phí hàn răng thẩm mỹ nhất hiện nay là Composite, hay còn gọi là nhựa nha khoa. Vật liệu này được các chuyên gia nha khoa đánh giá cao bởi những ưu điểm vượt trội như sau:
Màu sắc giống màu răng thật
Quá trình thực hiện nhanh chóng, đơn giản.
Chi phí vừa phải.
Tuy nhiên, Composite không đạt được độ cứng chắc như vàng hay Amalgam nên khi sử dụng bạn cần tránh những loại thức ăn quá cứng hay quá dai, vì chúng có thể làm bong sút hay vỡ, mẻ vết trám.
Các loại vật liệu trám răng tốt nhất hiện nay
Vật liệu trám răng thẩm mỹ
Vật liệu sứ
Sứ có đặc tính cứng, màu sắc trong suốt thẩm mỹ nên thích hợp cho những răng yêu cầu thẩm mỹ cao như răng cửa. Tuy nhiên, sứ có tính chất giòn, dễ vỡ nên trong quá trình sử dụng, bạn cũng cần phải chú ý chăm sóc, tránh làm va đập hay sử dụng các loại thức ăn quá cứng.
Sứ có thể được chỉ định bất cứ vị trí răng nào trừ các trường hợp có vấn đề khớp cắn hay bệnh nhân có tật nghiến răng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét