Quy chuẩn theo bảng thời gian đi ngủ cho bé thông minh nhằm giúp trẻ phát triển một cách tốt và có thói quen lành mạnh từ nhỏ.
Theo nghiên cứu thì chiều cao của bé phụ thuộc đa phần từ gen di truyền của bố mẹ và phần còn lại là do quá trình nuôi dạy sau đó.Giấc ngủ rất quan trọng nhất trong quá trình phát triển của trẻ. Giấc ngủ của trẻ là đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ cả về thể chất, nhân cách và trí tuệ.
Vậy thì bảng thời gian đi ngủ cho bé thông minh là gì?
Là bảng thời gian phân chia thời gian ngủ cho bé. Bảng phân chia thời gian ngủ theo từng độ tuổi của bé vì từng thời điểm tuổi bé sẽ có những phát triển hay chức năng sinh lí khác nhau nên thời gian ngủ cũng khác nhau từng thời điểm giúp trẻ có những sinh hoạt tốt, thông minh hơn và có một sức khỏe lành mạnh.
>>Tham khảo: Uống sữa devondale để giúp bé hoàn thiện và phát triển tốt về chiều cao
Bảng thời gian đi ngủ cho bé thông minh được phân chia như sau:
Đối với trẻ sơ sinh: Từ 0- 4 tháng tuổi
Tổng thời gian ngủ/ngày: 16 giờ
Thời gian ngủ đêm: 8-9 giờ
Thời gian ngủ ngày: 7-9 giờ
Thời gian ngủ của bé từ 4 đến 12 tháng tuổi
Thời gian ngủ lý tưởng của bé ở độ tuổi này là 15 giờ/ngày, nhưng phần lớn chỉ ngủ khoảng 12 tiếng. Lúc này bắt đầu ngủ ít hơn vào ban ngày, chỉ khoảng 2 – 4 giờ.
Khoảng từ 6 tháng trở đi, bữa ăn trước khi ngủ không cần thiết, và từ 9 tháng tuổi không cần ăn đêm để có giấc ngủ sâu hơn. Do đó, cần phải thiết lập thói quen ngủ đúng giờ, nhằm giúp bé hình thành nhịp sinh học nhịp nhàng và cố định.
>> Xem thêm: Một giấc ngủ đúng nhịp sinh học kết hợp với sữa meta care giúp bé phát triển trí não và chiều cao tốt nhất
Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Cho bé ngủ từ 12-14 giờ mỗi ngày, khi đến 18 tháng bé chỉ cần ngủ ban ngày 1-3 giờ, nhưng tránh cho bé ngủ gần buổi chiều tối sẽ làm trẻ khó đi ngủ đúng giờ vào ban đêm.
Nhiều trẻ mới biết đi sẽ không chịu đi ngủ và thức giấc vào ban đêm. Nỗi sợ hãi vào ban đêm và xuất hiện cơn ác mộng cũng thường xảy ra ở lứa tuổi này.
Không nên làm những hoạt động có thể dẫn đến các vấn đề giấc ngủ mà hãy phát triển nhận thức và giao tiếp với môi trường bên ngoài, sự phát triển trí tưởng tưởng của trẻ. Nên quan sát khi trẻ khi ngủ để đảm bảo trẻ có một giấc ngủ ngon giấc.
Thời gian ngủ cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thường hay ngủ khoảng 11-13 tiếng mỗi đêm và hầu hết đều không muốn không ngủ trưa sau khi năm tuổi. Ở lứa tuổi trẻ có những cơn ác mộng vào ban đêm.Nên tạo cho con không gian phòng ngủ thật thoáng và thật yên tĩnh, nên trò chuyện với con sẽ giúp con dễ ngủ ngon hơn.
Thời gian ngủ cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi
Độ tuổi từ 5 – 12 tuổi thì trẻ cần ngủ hơn 10-11 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên ở độ tuổi này ngoài thời gian chơi còn cần đi học ở trường, làm bài tập thêm và bài tập ở nhà, chơi thể thao và các hoạt động ngoài trời nên thời gian ngủ khác nhau rất nhiều ở các trẻ.
Trong độ tuổi này đã có hiểu biết và biết quan tâm nhiều hơn với TV, máy tính, internet và cả mạng xã hội, tất cả thứ trên đều là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ và ác mộng giấc ngủ của trẻ. Vì vậy giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ thường xảy ra ở lứa tuổi này. Ngủ ít hoặc không ngủ đầy đủ có thể dẫn đến tâm trạng thất thường, ảnh hưởng về hành vi như hiếu động quá mức và các vấn đề về khả năng nhận thức xung quanh có ảnh hưởng đến kết quả học tập ở trường.
Cần chú ý phân bổ thời khóa biểu sinh hoạt trong ngày cho con được hợp lý giúp bảng thời gian đi ngủ cho bé thông minh được hiệu quả, không nên cho con sử dụng những loại thức ăn gây khó ngủ, xem nhiều tivi, máy tính trước khi ngủ để bé ngủ ngon giấc và phát triển thể chất khỏe mạnh hơn.
>> Xem ngay: Sữa nutrient kid loại sữa được viện dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng cho bé suy dinh dưỡng thấp còi
Thời gian ngủ cho trẻ từ 12 trở lên
Giấc ngủ đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho trẻ ở giai đoạn này để phát triển khả năng tư duy của trí não và luôn kiểm soát hành động của mình cũng như có một cơ thể luôn khỏe mạnh. Các bậc cha mẹ nên khuyên con ngủ đủ giấc để bé có sức khỏe tốt.
Đối với những trẻ sơ sinh có thể ngủ 2-4 giờ, sau khi thức dậy trẻ sẽ đói bụng và đòi mẹ ăn. Bé thường có những biểu hiện như nắm tay, co chân, hay ngay cả mỉm cười trong lúc bú mẹ.Nếu trẻ hay quấy, cáu gắt và khó ngủ, có thể dùng núm vú giả, quấn khăn mềm hoặc cho bé bú. Lúc này các mẹ nên ôm bé vào lòng và ru bé ngủ, bé sẽ ngủ ngon hơn. Tập một thói quen tốt trước khi đi ngủ như tắm, bú mẹ, đọc truyện để giúp bé ngủ ngon hơn.
Như vậy bạn đã biết bảng thời gian đi ngủ cho bé thông minh là gì rồi đấy. Nó rất quan trọng để bé phát triển trí não và cơ thể 1 cách cân đối và khỏe mạnh. Hy vọng bạn có thể lập một bảng cho trẻ để con bạn luôn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp.
#bảng_thời_gian_đi_ngủ_cho_bé #sữa_bỉm_vn #sữa_bỉm_nguyễn_chí_thanh_hà_nội #Thành_sữa_bỉm
Nguồn: http://suadiamondnutrientkid.com/lap-bang-thoi-gian-di-ngu-cho-thong-minh-nen-biet/