Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

Đặc điểm của bệnh viêm gan siêu vi C

Một trong những “may mắn” mà tạo hoá đã dành cho chúng ta trong việc đối phó với viêm gan siêu vi C là chúng chỉ lây lan chủ yếu bằng vào sự tiếp xúc trực tiếp qua đường máu. Siêu vi C không lây lan qua thức ăn, nước uống hoặc các yếu tố môi trường khác, cho dù trong nước bọt và mồ hôi của người bệnh có phát hiện thấy một ít siêu vi C.

Một số người cho rằng siêu vi C có lây lan qua hoạt động tình dục, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra là trong tinh dịch cũng như các dịch tiết từ âm đạo đều không có chứa viêm gan siêu vi C. Một số trường hợp lây lan qua hoạt động tình dục, khoảng chưa đến 5%, được giải thích là do các bệnh nhân nữ đang trong thời kỳ có kinh nguyệt hoặc đang có viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục. Các trường hợp bình thường mà bị lây lan qua hoạt động tình dục chưa được chứng minh.

Do lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc máu trực tiếp, nên hai con đường lan truyền chính của siêu vi C là qua truyền máu và qua việc sử dụng các dụng cụ tiêm chích không tiệt trùng.

Khoảng trước năm 1990, việc truyền và nhận máu là một con đường làm ăn khá “phát đạt” cho siêu vi C, với gần 60% người nhận máu bị lây nhiễm. Từ khi phát triển được các kỹ thuật mới trong việc xử lý máu và các chế phẩm từ máu, người ta đã giảm thấp tỷ lệ này đến mức không còn đáng kể nữa. Theo kết quả điều tra tại Pháp vào năm 1997 thì tỷ lệ nhiễm bệnh chỉ còn là một bệnh nhân trong số 204.000 người được truyền máu! Tỷ lệ chung trên toàn thế giới hiện được ước tính là khoảng một trên 100.000 – cũng có thể gọi là khá an toàn.

Và do đó, những bệnh nhân nhiễm viem gan sieu vi C ngày nay chủ yếu là do các sây sát ngoài da không được bảo vệ, chăm sóc một cách thích hợp. Có đến khoảng 30% bệnh nhân bị viêm gan C mạn tính không biết là mình đã bị lây lan từ đâu, chính là rơi vào trường hợp này. Một vết thương ngoài da không đáng kể, nhưng nếu kết hợp đủ hai yếu tố sẽ có thể trở thành nguyên nhân cho tai hoạ của cả một đời người: một là không được sát trùng, băng bó cẩn thận, và hai là tình cờ có sự hiện diện của siêu vi C trong môi trường chung quanh nạn nhân.

Các nguyên nhân cụ thể hơn có thể chỉ ra được là những trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu của bệnh nhân, như các nhân viên y tế, hoặc qua các dịch vụ công cộng không đảm bảo vô trùng như cạo mặt, xăm mình, châm cứu, cạo gió, cắt lể... Ngay trong các bệnh viện, sơ sót trong việc tiệt trùng các dụng cụ y khoa cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm bệnh viêm gan siêu vi C.

Bệnh cũng lây lan trực tiếp từ người mẹ khi sinh con ra, nhưng với một tỷ lệ tương đối thấp, khoảng hơn 5%. Một số người cho rằng nếu sinh con bằng cách mổ lấy sẽ giảm thấp tỷ lệ lây nhiễm hơn, nhưng điều này chưa được chứng minh. Trong thực tế quan sát thấy thì sinh bằng cách mổ lấy hoặc sinh tự nhiên đều có tỷ lệ lây nhiễm như nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp số lượng siêu vi trong máu người mẹ quá cao, từ hơn 2 cho đến 3 triệu trong một phân khối (cc) máu, thì khả năng lây nhiễm sẽ cao hơn.

Xem thêm: cach chua benh nong gan| cách điều trị bệnh viêm gan B| cách điều trị viêm gan B| dieu tri gan nhiem mo

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Lưu ý khi bị nhiễm bệnh viem gan B

Lưu ý khi bị nhiễm bệnh viem gan B


Đường lây truyền của HBV

Cách lây truyền của virus viêm gan B đó là sự tiếp xúc với máu và các chế phẩm của máu, các dịch tiết của cơ thể đặc biệt là tinh dịch và dịch tiết âm đạo, do đó có 3 đường lây cơ bản đó là lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con trong khi sinh. Máu có khả năng lây truyền trong tất cả các giai đoạn nhiễm virus benh gan B, tính lây nhiễm cao nhất có thể xảy ra ngay trước khi bệnh diễn biến cấp tính.

Cần phải làm gì khi nhiễm HBV?

Khi kiểm tra máu phát hiện mình bị nhiễm siêu vi viêm gan B, bạn không nên quá lo lắng mà bạn hãy bình tĩnh và nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ về quá trình theo dõi cũng như điều trị.

Có một điểm cần lưu ý, không phải người nào bị nhiễm viêm gan siêu vi B cũng sẽ bị nhiễm siêu vi hoạt động suốt đời.

Khoảng 90% người lớn trưởng thành, có hệ miễn dịch bình thường sẽ có khả năng loại sạch HBV trước khi chuyển thành viêm gan B mãn tính. Tình huống này xảy ra trong 6 tháng đầu tiên từ khi nhiễm HBV và đôi khi gây ra các triệu chứng điển hình của viêm gan cấp với các biểu hiện như: thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mữa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Có thể nặng hơn với triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm…

Một số người có nhiễm HBV mạn tính (> 6 tháng) nhưng không có triệu chứng gì được gọi là Người lành mang mầm bệnh. Lúc này HBV có thể “chung sống hòa bình” với bạn suốt cuộc đời, tuy nhiên cũng có một lúc nào đó trở thành thủ phạm gây bệnh cho chính bạn và lây truyền cho người khác. Vì vậy bạn cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3-6 tháng tùy trường hợp để được kiễm tra.

Khoảng 9 – 10% sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Mức độ tổn thương gan rất thay đổi từ nhẹ, vừa và nặng; mức độ tổn thương mô học liên quan đến độ trầm trọng của bệnh. Tổn thương gan diễn ra qua 3 giai đoạn

Giai đoạn l: kéo dài từ 1-10 năm, được đánh dấu bằng sự nhân lên mạnh mẽ của virus; Tổn thương gan trong giai đoạn này còn nhẹ.

Giai đoạn 2: đặc trưng bởi một sự tăng cường miễn dịch tế bào mà cơ chế khởi phát còn chưa biết rõ. Pha này được gọi là pha chuyển huyết thanh kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Giai đoạn 3: đặc trưng bởi sự ngừng nhân lên của virus. Hoạt tính của thương tổn gan rất yếu hoặc không có. Xét nghiệm mô học luôn luôn có bằng chứng của xơ gan không hoạt động. Suốt thời kỳ 3 này có thể có một đợt nặng ra của bệnh, sự nặng thêm này liên quan với việc nhân lên của virus hoặc cũng có thể có sự lây nhiễm một loại virus viêm gan khác như virus bệnh viêm gan D hoặc C. sự nặng lên của bệnh trong giai đoạn này kéo theo tăng cao nguy cơ gây xơ gan và ung thư gan.

Lâm sàng của viêm gan mạn virus B rất thay đổi từ nhiễm không triệu chứng cho đến rất nặng nề thậm chí tử vong do suy gan. Khởi bệnh đa số thường âm thầm, chỉ một số ít biểu hiện như một viêm gan cấp. Các triệu chứng thường gặp là vàng da, vàng mắt, đau tức nặng hạ sườn phải, rối loạn tiêu hoá, buồn nôn, nôn, nước tiểu vàng, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp...

Phòng bệnh và điều trị như thế nào.

Khi đã nhiễm virus viêm gan B bạn cần được sự theo dõi thường xuyên của bác sỹ. Bạn có thể được dieu tri benh viem gan B  bằng nhiều loại thuốc khác nhau như Lamivudin, Adeforvir, Entecavir, Interferon, peg – Interferon.. tuy nhiên giá thành thuốc đắt, có nhiều tác dụng phụ và tỷ lệ kháng thuốc cao, trước khi sử dụng các thuốc này bạn cần có ý kiến của bác sỹ.

Cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virus viêm gan B là tiêm vaccin. Đối với trẻ em sinh ra từ các bà mẹ có HBsAg cần phải tiêm HBIG (Hepatitis B immune globulin) và vaccin càng sớm càng tốt, đặc biệt hiệu quả trong vòng 12 giờ sau khi sinh.ở nước ta hiện nay vaccin viêm gan B đã đựơc đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả các trẻ em. Bên cạnh biện pháp phòng ngừa bằng vaccin thì mọi người cần chú ý với đường lây truyền của bệnh đó là đường máu, đường kim tiêm và cần có các biện pháp tình dục an toàn.

Ăn uống như thế nào khi bị nhiễm HBV

Sự thay đổi trong lối sống cũng có thể một phần giúp bạn kiểm soát được viêm gan B – một lối sống lành mạnh cũng giúp bảo vệ gan của bạn và ngăn ngừa sự tiến triển đến xơ gan, ung thư gan:

Ăn uống hợp lý: Chế độ ăn tốt nhất chỉ chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết. Nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt cá, trứng, sữa…), đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua…; giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia. Uống rượu khi đang bị viêm gan B có làm bệnh nặng hơn, có thể gây nên tình trạng nguy hiểm gây tổn thương gan và dẫn đến xơ gan và ung thư gan

Vận động: Tập thể dục tuy không thải trừ được virus ra ngoài nhưng có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực huyền. Tuy nhiên cần nhớ là không nên tập luyện quá sức vì có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi.

Bỏ thuốc lá: Gan chịu trách nhiệm phân hủy các hoá chất độc hại và những chất nay gồm có các chất độc trong khói thuốc.

Thận trọng khi sử dụng thuốc, kể cả các thuốc thảo mộc vì chúng đều có nguy cơ gây độc cho gan. Nói chung, trước khi sử dụng nên có ý kiến tư vấn của bác sỹ.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Diễn tiến bệnh viêm gan siêu vi A

Như đã nói, bệnh viêm gan siêu vi A chỉ gây ra sưng gan cấp tính (acute inflammation) chứ không đưa đến các biến chứng lâu dài như sơ gan (fibrosis), chai gan (cirrhosis) hoặc ung thư gan (liver cancer), như các bệnh viêm gan do siêu vi B, C và D.

Triệu chứng ban đầu của bệnh viem gan sieu vi A có thể thay đổi tùy theo thể trạng hoặc độ tuổi của bệnh nhân khi nhiễm bệnh. Càng trẻ tuổi thì các triệu chứng bệnh càng nhẹ hơn. Hơn 80% trẻ em dưới 2 tuổi khi nhiễm bệnh thường không có bất cứ một triệu chứng nào. Ngược lại, hơn 80% bệnh nhân lớn hơn 6 tuổi sẽ có những triệu chứng bệnh từ nhẹ đến rất nặng như nôn ói, mệt mỏi, vàng da hoặc đôi khi tiêu chảy... Bệnh nhân càng lớn tuổi, các triệu chứng bệnh càng trầm trọng hơn.

Tùy theo sức khỏe của mỗi người, bệnh có thể phát triển theo một trong 5 khả năng tiên liệu như sau đây.

1. Viêm gan không triệu chứng (asymp¬tomatic hepatitis)

Đây là trường hợp của hầu hết các trẻ em khi bị nhiễm bệnh viêm gan A. Mặc dù siêu vi A sinh sôi nẩy nở nhanh chóng trong cơ thể, các em vẫn tiếp tục chơi đùa vui vẻ. Và vì thế, các em có thể lây bệnh của mình cho những người chung quanh một cách dễ dàng vì không có dấu hiệu gì để biết mà phòng ngừa.

Một số người lớn cũng vẫn có thể nhiễm bệnh theo cách này, hoặc có rất ít các triệu chứng. Bệnh diễn tiến âm thầm đến mức độ sau khi nhiễm bệnh và khỏi bệnh mà bệnh nhân có thể vẫn hoàn toàn không hề hay biết. Tuy vậy, sau đó thì cơ thể bệnh nhân sẽ tạo ra kháng thể chống siêu vi A, và điều này có thể xác định được qua việc thử máu.

2. Viêm gan tiêu biểu (classical hepatitis) Theo diễn tiến trong trường hợp này thì thời gian khoảng từ 15 đến 50 ngày sau khi bị nhiễm siêu vi A, bệnh nhân vẫn sinh hoạt khỏe mạnh bình thường. Sau đó, đột nhiên cảm thấy khó chịu, nóng sốt. Bệnh phát triển nhanh chóng trong vòng 24 giờ sau đó, kèm theo những triệu chứng phát triển như buồn nôn, khó chịu, đau bụng, biếng ăn, tiêu chảy, đau nhức khớp xương. Một số bệnh nhân có triệu chứng vàng da và mắt. Nước tiểu chuyển sang rất sậm màu.

Trong khoảng hơn 90% trường hợp, bệnh sẽ kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần lễ, rồi tự nhiên bệnh từ từ giảm dần trong một vài tuần kế tiếp, không cần do tác động của thuốc điều trị.

Triệu chứng đôi khi rất nhẹ và mơ hồ nên có thể bị nhầm lẫn với những cơn cảm cúm sơ sài. Bệnh thường không gây trở ngại đáng kể trong công việc làm hàng ngày của bệnh nhân.

Nếu thử máu trong thời gian có triệu chứng vàng da, sẽ thấy hàm lượng men gan (ALT) tăng cao trong một thời gian ngắn.

3. Bệnh gan vàng da mạn tính (cholestatic hepatitis)

Trong trường hợp này, bệnh nhân cũng bắt đầu có những triệu chứng giống như trên, nhưng da và mắt sau đó tiếp tục có màu vàng, cho dù hàm lượng men gan đã trở lại bình thường như trước.

Hiện tượng vàng da này có thể kéo dài từ một đến ba tháng. Bệnh nhân tuy có bề ngoài bệnh hoạn vì màu vàng của da và mắt, nhưng thường cảm thấy ngày một khỏe hơn.

Với những trường hợp này, bệnh nhân cần được hoạt động bình thường ngoài trời để thúc đẩy quá trình hồi phục sức khoẻ, nhưng do thiếu hiểu biết, nhiều người thường nhốt mình hoặc bị nhốt mình trong nhà vì sợ lây lan sang người khác. Thật ra, đối với siêu vi A thì giai đoạn có khả năng lây lan nhiều là giai đoạn nhiễm khuẩn nhưng chưa phát bệnh, thường cao nhất là khoảng 2 tuần trước khi phát bệnh. Còn vào giai đoạn hồi phục thì khả năng lây lan không còn nữa.

4. Viêm gan tái phát (relapsing hepatitis)

Khoảng 10% bệnh nhân benh viem gan A có thể sẽ bị tái phát. Sau khi bệnh có dấu hiệu như đã lành bệnh, bệnh nhân lại bỗng dưng phát bệnh trở lại với những triệu chứng như trên, kéo dài thêm một vài tuần lễ nữa.

Bệnh có thể tái phát hai hay nhiều lần trước khi hoàn toàn dứt hẳn. Trong một số trường hợp bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi, giảm sức khoẻ, dễ mệt, dễ kiệt sức, biếng ăn và do đó giảm trọng lượng cơ thể trong vòng nhiều tháng.

Khi được thử máu, men gan (ALT) tăng cao rồi bình thường trở lại theo từng chu kỳ. Tuy nhiên, cuối cùng rồi bệnh cũng sẽ hoàn toàn biến mất và không để lại bất cứ một di chứng nào lâu dài.

5. Viêm gan ác tính (fulminant hepatitis)

Nhức đầu, cảm sốt, nóng lạnh thất thường, ói mửa và tiêu chảy có thể là những triệu chứng của bệnh viêm gan siêu vi A ác tính.

Chỉ có khoảng 3 phần ngàn bệnh nhân có khả năng rơi vào trường hợp này. Tuy là một tỷ lệ rất thấp, nhưng điều nguy hiểm là nó có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân có thể thiệt mạng một cách rất nhanh chóng. Tuy nhiên, khách quan mà nói thì tử vong thường còn là do bệnh nhân có mắc kèm một bệnh khác gây suy yếu cho cơ thể, hoặc những người già yếu, suy nhược.




Xem thêm: dau hieu cua benh viem gan B| gan nhiem mo| giai doc gan| viêm gan siêu vi B

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Sàng lọc và chẩn đoán bệnh viêm gan A

Bạn nên đi khám nếu có triệu chứng của benh viem gan A hoặc nghi ngờ có tiếp xúc với virus. Xét nghiệm có thể chẩn đoán chính xác bạn có bị nhiễm virus hay không.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kiểm tra lượng bilirubin trong máu. Bình thường thì chất cặn này hồng cầu chết sẽ được chuyển hóa ở gan và đào thải qua nước tiểu. Nhưng tình trạng gan viêm sẽ cản trở khả năng chuyển hóa bilirubin, dẫn đến nồng độ bilirubin tăng cao trong máu.


Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nồng độ các men gan tăng cao trong máu như aminotranferases – được giải phóng khi gan bị tổn thương. Mặc dù cả hai xét nghiệm này đều gợi ý sự hiện diện của bệnh viêm gan A, bạn cũng cần làm miễn dịch phóng xạ để xác định chính xác tuýp viêm gan bạn nhiễm. Xét nghiệm này xác định các kháng thể mà hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra để đáp ứng với kháng nguyên – là những protein đặc trưng của virus. Kháng thể này có thể không xuất hiện trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng sau khi bạn bị viêm gan, bởi vậy xét nghiệm quá sớm có thể cho kết quả âm tính giả.


Hơn nữa, các kháng thể này vẫn tồn tại trong máu ngay cả khi bạn đã hồi phục. Vì vậy, sự hiện diện của một số kháng thể này không nhất thiết chỉ ra có nhiễm trùng hoạt động.

Xem thêm: dieu tri gan nhiem mo| phương pháp tốt nhất điều trị viêm gan B| viêm gan B mãn tính| viêm gan siêu vi B

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Điều trị viêm gan B có khỏi không?

Chồng tôi bị nhiễm virus viêm gan B. Xin cho tôi hỏi nếu dieu tri viem gan có khỏi không? Nếu khỏi thì tiêm ngừa được không?Tôi đã tiêm ngừa rồi liệu có bị lây nhiễm từ chồng tôi không? Con tôi mai mốt được sinh ra có bị lây nhiễm bệnh của Bố không? Xin cảm ơn!

Hiện tại chưa có điều trị triệt để virus viem gan B, mới chỉ có liệu pháp sử dụng interferon hay ribaravin để làm giảm hoạt động của virus nhưng tốn kém và cũng không tiêu diệt hết virus được.
Bạn đã tiêm ngừa, nên đi định lượng kháng thể để xem lượng kháng thể của bạn đã đủ để chống lại virus chưa? Nếu chưa thì nên tới bác sĩ để xem xét việc tiêm thêm mũi nhắc lại.
Đứa con có bị nhiễm HBV hay không là phụ thuộc việc bạn có nhiễm HBV hay không?
Nếu điều trị khỏi thì vẫn không chích ngừa được vì cơ thể của bạn đã không phản ứng một cách có hiệu quả đối với vi rút viêm gan B.
Bạn đã tiêm ngừa rồi, và tiêm ngừa này có kháng thể thì bạn sẽ không bị nhiễm từ chồng của bạn nữa.
Nếu con bạn không tiếp xúc trực tiếp với máu của bố nó thì sẽ không bị lây vi rút viêm gan B từ bố của nó.
Viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg (+) :

•Những bệnh nhân nào phải điều trị viêm gan?
–HBV DNA > 20,000 IU/mL và ALT > giới hạn trên bình thường( Tùy theo từng phòng xét nghiệm)
•Bắt đầu điều trị sau 3-6 tháng theo dõi nếu không có chuyển đổi huyết thanh HBeAg tự nhiên.
–Sinh thết gan nếu bệnh nhân > 40 tuổi, ALT 1-2 x ULN,hoặc trong gia đình có người bị HCC .Điều trị nếu có viêm trung bình hoặc nặng, có xơ hóa

Viêm gan siêu vi B mạn tính có HBeAg (-):

•Những bệnh nhân nào phải điều trị?
–HBV DNA > 2000 IU/mL và ALT > giới hạn trên bình thường( Tùy theo từng phòng xét nghiệm)
–Sinh thết gan nếu bệnh nhân > 40 tuổi, ALT 1-2 x ULN,hoặc trong gia đình có người bị HCC. Điều trị nếu có viêm trung bình hoặc nặng, có xơ hóa




Xem thêm: hoang dan| benh viem gan A| gan nhiem mo